Đoạn thơ trên đã gợi cho em nghĩ đến những điều đẹp đẽ và sâu sắc đó là:
+Quê hương là nơi gần gũi , thân thương với chúng ta như mẹ hiền.
+Mỗi chúng ta chỉ có một nơi chôn rau cát rốn nên chúng ta cần phải trân trọng nơi đó.
+Nếu mỗi người không có tình yêu đối với quê hương,đất nước thì sẽ không trở thành được 1 người hianr hảo,trọn vẹn.
Bài làm
"Quê hương" luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhà thơ, văn. Đối với Đỗ Trung Quân cũng vậy, quê hương thật êm đềm và thiêng liêng biết mấy. Trong đó có đoạn tác giả viết :
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nỗi thành người
Hai câu đầu tiên ta có thể hiểu nhiều cách khác nhau nhưng chung chung thì quê hương là cội nguồn, là quê cha đất tổ, là gia đình, là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi con người chúng ta. Tác giả Đỗ Trung Quân thể hiện điều đó qua biện pháp so sánh :"quê hương"là"mẹ"càng khẳng định rõ hơn về giá trị của quê hương là điều quý giá vô ngần mà mỗi con người không thể thiếu. Hình bóng quê hương đi theo con người suốt cả cuộc đời, trở thành điểm tựa về tinh thần của con người trong cuộc sống. Nếu thiếu đi điểm tựa này, cuộc sống của con người trở nên chông chênh, lệch lạc. Đồng thời, qua cách so sánh, tác giả cũng khơi dậy, nuôi dưỡng tình cảm với quê hương : tình cảm với mẹ là tình cảm tự nhiên như một bản năng, tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người.
Hai câu thơ cuối tác giả muốn nói về vai trò của quê hương đối với sự trưởng thành của con người. "Nhớ" là tình cảm thiết tha, da diết lưu giữ mãi trong tim, ai đi đâu cũng phải luôn nhớ về cội nguồn, gốc rễ. "Không lớn nỗi thành người" ở đây không phải là không lớn về mặt cơ thể mà là lớn về mặt lớn khôn của con người. Nếu ai không nhớ về cộ nguồn thì có lẽ người đó sẽ không lớn khôn, trưởng thành và không nhận được sự tôn trọng của mọi người. Vì thế qua cách so sánh của Đỗ Trung Quân ta có thể hiểu cần phải nhớ đến cội nguồn, phải chăm lo bồi đắp tình cảm quê hương, chứ không chỉ bồi đắp về mặt trí tuệ.
Qua đoạn thơ trên, tác giả đã thể hiện cách làm người : Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một khiếm khuyết trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn.
Học tốt!
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK