Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 11. Phản xạ nào dưới đây có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố?
A. Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức. B. Co chân lại khi bị kim châm.
C. Đỏ bừng mặt khi uống rượu. D. Vã mồ hôi khi lao động nặng nhọc.
Giải thích :
Bật dậy khi nghe thấy tiếng chuông báo thức là phản xạ có điều kiện, có thể bị mất đi nếu không thường xuyên củng cố.
Câu 12. Thông thường, sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của yếu tố nào sau đây?
A. Đường liên hệ thần kinh tạm thời. B. Các vùng chức năng của vỏ não.
C. Kích thích không điều kiện. D. Kích thích có điều kiện.
Giải thích :
Sự duy trì hay biến mất của phản xạ có điều phụ thuộc chủ yếu vào sự tồn tại của đường liên hệ thần kinh tạm thời.
Câu 13. Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì?
A. Hoocmôn. B. Kháng nguyên. C. Enzim. D. Kháng thể.
Giải thích :
Tuyến nội tiết sản xuất ra hoocmôn.
Câu 14. Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác. Ví dụ trên cho thấy tính chất nào của hoocmôn?
A. Tính đặc hiệu. B. Tính phổ biến.
C. Tính đặc trưng cho loài. D. Tính ổn định.
Câu 15. Hoocmôn có vai trò nào sau đây?
1. Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
2. Xúc tác cho các phản ứng chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể
3. Điều hòa các quá trình sinh lý
4. Tiêu diệt các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể
A. 1, 3. B. 1, 2. C. 2, 3. D. 1, 2, 3, 4
Câu 16. Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Điều này cho thấy tính chất nào của hoocmôn?
A. Có hoạt tính sinh học rất cao. B. Có tính phổ biến.
C. Có tính đặc trưng cho loài. D. Có tính đặc hiệu.
Câu 17. Sản phẩm tiết của các tuyến nội tiết được phân bố đi khắp cơ thể qua con đường nào?
A. Đường máu. B. Hệ thống ống dẫn chuyên biệt.
C. Đường bạch huyết. D. Ống tiêu hóa.
Câu 18: Tuyến tụy tiết ra những loại hoocmon nào?
A. glucagon và insullin.
B. glyceril và insullin.
C. glucagon và glucozo.
D. glucozo và insullin.
Câu 19: Chức năng ngoại tiết của tụy là gì?
A. Tiết hoocmon điều hòa lượng đường trong máu.
B. Tiết dịch tụy theo ống dẫn đổ vào tá tràng, giúp cho sự biến đổ thức ăn trong ruột non.
C. Tiết glucagon để chuyển hóa glycogen.
D. Tiết insulin để tích lũy glucozo.
Câu 20: Khi đói thì tuyến tụy tiết ra glucagon có tác dụng gì?
A. Chuyển glucozo thành glycogen dự trữ trong gan và cơ.
B. Kích thích tế bào sản sinh năng lượng.
C. Chuyển glycogen dự trữ thành glucozo.
D. Gây cảm giác đói để cơ thể bổ sung năng lượng.
Câu 21: Nếu cơ thể tiết ít insullin hoặc không tiết insullin thì dẫn tới bệnh gì?
A. Tiếu đường.
B. Béo phì.
C. Đau đầu.
D. Sốt cao.
$#dotuan10122008$
Xin câu trả lời hay nhất
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
$11)$
PXCĐK dễ mất đi nếu k được củng cố và lặp lại
Phản xạ :Bật dật khi nghe tiếng chuông báo thức là PXCĐK
$→A$
$12)$
Sự duy trì hay biến mất của PXCĐK phụ thuộc vào đường liên hệ tạm thời
$→A$
$13)$
Sản phẩm của tuyến nội tiết là hoocmon
$→A$
$14)$
Hoocmôn glucagôn chỉ có tác dụng làm tăng đường huyết, ngoài ra không có chức năng nào khác.Đó là tính đặc hiệu của hoocmon ( chỉ ảnh hưởng đến 1 hoặc 1 số cơ quan xác định)
$→A$
$15)$
Hoocmon có vai trò:
$-$Duy trì tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể
$-$Điều hòa quá trình sinh lý diễn ra bình thường
$→1,3$
$→A$
$16)$
Chỉ cần một lượng rất nhỏ, hoocmôn đã tạo ra những chuyển biến đáng kể ở môi trường bên trong cơ thể. Cho thấy hoocmon có tính sinh học cao
$→A$
$17)$
Sản phẩm của tuyến nội tiết phân bố đi khắp cơ thể bằng đường máu
$→A$
$18)$
Tuyến tụy tiết ra $2$ loại hoocmon là insulin và glucagon
$→A$
$19)$
Chức năng của tuyến tụy là điều hòa lượng đường trong máu
$→A$
$20)$
Hoocmon glucagon có chức năng biến đổi glycogen thành glucozo để lượng đường trong máu tăng khi đường huyết giảm
$→C$
$21)$
Nếu cơ thể tiết ít hoặc k tiết insulin thì sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng →bệnh tiểu đường
$→A$
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK