Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Hãy ghi lại những điệp ngữ được sử dụng trong...

Hãy ghi lại những điệp ngữ được sử dụng trong các bài thơ, đoạn thơ sau : Rằm tháng giêng, tiếng gà trưa, cảnh khuya - Cho biết các điệp ngữ đó thuộc cấp độ nà

Câu hỏi :

Hãy ghi lại những điệp ngữ được sử dụng trong các bài thơ, đoạn thơ sau : Rằm tháng giêng, tiếng gà trưa, cảnh khuya - Cho biết các điệp ngữ đó thuộc cấp độ nào? (điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, điệp cấu trúc cú pháp, điệp đoạn?) - Dạng điệp ngữ nào? (cách quãng, nối tiếp, vòng ?) - Phân tích tác dụng của các điệp ngữ đó ( viết đoạn văn ngắn )

Lời giải 1 :

Bài thơ Cảnh Khuya:

Điệp ngữ được sử dụng trong bài Cảnh khuya: lồng, chưa ngủ.

Các điệp ngữ đó thuộc cấp độ điệp từ.

Dạng điệp ngữ: lồng (điệp ngữ cách quãng), điệp ngữ: chưa ngủ (điệp ngữ vòng).

Cảnh khuya đẹp làm cho trái tim Người xúc động trước vẻ đẹp của đêm trăng núi rừng. Có thể vì yêu trăng mà Bác thao thức không ngủ được. Cũng có thể vì lo cho dân cho nước mà Bác không ngủ được, song điệp từ "chưa ngủ" thể hiện hai tâm trạng tình yêu thiên nhiên tha thiết và tình yêu nước sâu nặng. Vậy nên Bác thao thức lo cho nước nhà

Bài thơ Rằm tháng giêng:

Điệp ngữ được sử dụng trong các bài thơ, đoạn thơ sau : Rằm tháng giêng là điệp ngữ Xuân

Điệp ngữ đó thuộc cấp:Điệp từ

Dạng điệp ngữ cách quãng

Phân tích tác dụng của các điệp ngữ:Nó hiện lên sự tươi đẹp giữa ban đêm, khơi gợi những cảm xúc trong tâm hồn.Thể hiện  con người yêu nươc ,tâm hồn của người chiến sĩ và người lãnh tụ gắn bó hòa quyện với thiên nhiên.Thể hiện vẻ đẹp mong muốn đất nước luôn hạnh phúc như mùa xuân.

Bài thơ Tiếng gà trưa:

Điệp ngữ ''nghe'' cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ:

Nghe xao động nắng trưaNghe bàn chân đỡ mỏiNghe gọi về tuổi thơ_ Điệp ngữ ''tiếng gà trưa'' mở đầu các đoạn thơ sau, lặp đi lặp lại bốn lần như một điệp khúc, điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình. Mỗi lần lặp lại, nó mở ra một ô cửa lung linh làm sáng bừng lên cả khung trời kỉ niệm_ điệp từ ''vì'' được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất:Vì lòng yêu Tổ quốcVì xóm làng thân thuộcBà ơi, cũng vì bàVì tiếng gà cục tác

Thảo luận

Lời giải 2 :

a. Chủ tịch Hồ chí minh là vị cha già của dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của nước nhà bên cạnh sự nghiệp cách mạng bác còn để lại một sự nghiệp vưn chương vô giá và có vị trí đặc bệt và quan trọng trong văn học việt nam .Để nói đến những bài thơ mà bác đã sáng tác ở chiến khu Việt Bắc  phải nhắc đến 2 bài thơ vô cùng xuất sắc đó là hai bt ''Cảnh khuya ''và ''Rằm tháng giêng ''. 2 bài thơ đều sử dụng điệp ngữ rất linh hoạt .Ở bài thơ ''Cảnh khuya '' nhà thơ đã sử dụng điệp từ ''lồng '' để nhấn mạnh và khẳng định bức tranh  đêm trăng núi rừng việt bắc với nhiều tầng lớp đường nét lung linh ánh sáng ,thuộc dạng điệp ngữ nối tiếp . Còn về bài ''Rằm tháng giêng '' nhà thơ đã sử dụng điệp từ ''xuân '' để nhấn mạnh đêm trăng sông nước bao trùm bởi mùa xuân từ sông nước đến trời đêm đều mang sắc xuân và cũng thuộc dạng điệp ngữ nối tiếp .

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK