Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Cảm nhận về chương tết Thương nhớ 12 của Vũ...

Cảm nhận về chương tết Thương nhớ 12 của Vũ bằng câu hỏi 1542739 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nhận về chương tết Thương nhớ 12 của Vũ bằng

Lời giải 1 :

Vũ Bằng (1913 – 1984) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng Việt Nam có nhiều đóng góp cho nền Văn học Việt Nam hiện đại. Ông  sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, nhiều tác phẩm ký, đặc biệt nổi tiếng là các tập ký“Miếng ngon Hà Nội” (1960), “Bốn mươi năm nói láo” (1969), “Thương nhớ mười hai” (1971)… Do công tác đặc biệt, từ năm 1954 ông phải sống và hoạt động trong lòng địch giữa đô thị Sài Gòn, xa quê hương thân yêu Miền Bắc – Hà Nội. Sống nhiều năm ở miền Nam, ông không nguôi hoài vọng về xứ Bắc với nỗi nhớ thương da diết khôn nguôi. Hà Nội, đối với ông, là nơi tiêu biểu cho vẻ đẹp tinh thần của người Việt, của văn hóa Việt. Tâm tưởng của ông luôn là một thế giới hoài niệm về quê xưa với nỗi lòng đầy khắc khoải và vời vợi nhớ thương. Đó chính là cảm hứng để nhà văn viết những tác phẩm ký về Hà Nội trong đó có “Thương nhớ mười hai”.

Thương nhớ mười hai là một tập ký của Vũ Bằng được khởi bút năm 1960, hoàn thành và xuất bản tại Sài Gòn năm 1971. Thời gian hoàn thành tác phẩm kéo dài hơn mười năm, một khoảng thời gian đủ dài để mọi yêu thương, nhớ mong, xa xót luôn âm thầm chất chứa trong lòng tác giả có dịp phơi trải trên những trang văn thấm đầy cảm xúc. Toàn bộ tập sách này là những dòng hoài niệm và nỗi niềm da diết nhớ thương Miền Bắc – Hà Nội của một con người buộc phải sống xa quê hương trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt bởi chiến tranh. Đó là những hồi ức đẹp về thiên nhiên, con người, phong tục tập quán của người Việt ở Bắc bộ qua  mười hai tháng âm lịch, mỗi tháng mang đặc trưng riêng của văn hóa miền Bắc.

Sinh ra, lớn lên, trưởng thành ở Hà Nội và chỉ rời xa hoàn toàn nơi chốn nhau cắt rốn này ở cái khoảng tuổi 40, tâm thức Vũ Bằng hầu như đã quen với môi trường văn hóa Hà Nội và coi đó là bầu sinh quyển văn hóa thẩm mỹ đã nuôi dưỡng tâm hồn mình. Rời xa môi trường văn hóa quen thuộc ấy để sống trong một môi trường hoàn toàn khác biệt – Miền Nam, con người tinh thần của ông trong mọi lúc, mọi thời khắc đều muốn tìm về không gian văn hóa quen thuộc qua những hoài niệm về quá khứ. Viết Thương nhớ mười hai”, có lẽ Vũ Bằng muốn thỏa mãn khát vọng tâm hồn, muốn làm sống lại không gian văn hóa ngày xưa với những tập tục, tín ngưỡng, quan niệm cổ truyền của dân tộc, đặc biệt là dịp lễ Tết.

Đối với mỗi con người Việt Nam, ngày Tết là thời khắc thiêng liêng, quan trọng thường gợi dậy trong lòng mỗi người khát khao sum họp trong mái ấm gia đình nơi quê nhà. Điều này quả không sai bởi lẽ xuân quê nhà thường đem đến cho mọi người cảm giác ấm áp, yên bình, hạnh phúc. Thử hỏi có ai xa quê hương vào ngày Tết mà không khỏi chạnh lòng nhớ thương? Vũ Bằng trong hoàn cảnh đặc biệt phải xa Hà Nội, quê hương mình trong khoảng thời gian dài sao tránh khỏi cảm giác ấy. Và ông đã phơi trải nỗi niềm ấy qua những tác phẩm của mình, đặc biệt là trong những trang kýThương nhớ mười hai”.

Đối với Vũ Bằng, dường như những gì là “kỷ niệm thắm thiết” ở quê xưa thì ông không bao giờ quên. Dù ở nơi xa xôi đón Tết, ông vẫn nhớ không nguôi không khí, sinh hoạt Hà Nội và miền Bắc trong thời khắc năm hết Tết đến.

Trong dòng hoài niệm của Vũ Bằng, không khí Tết thể hiện trước hết ở không gian gia đình với những tất bật lo toan của mọi người trong khi chuẩn bị đón Tết. Ở chương “ Tháng Chạp – Nhớ ơi chợ Tết”, nhà văn đã tái hiện lại không khí chuẩn bị những ngày giáp Tết ở Hà Nội và miền Bắc. Ở đây không khí chuẩn bị Tết bắt đầu từ đầu tháng Chạp trở đi. Trong gia đình mình, nhà văn không quên hình ảnh người vợ đảm đang, tháo vát đã tất bật lo lắng mọi thứ trong ngoài với đủ thứ công việc: thay màn, quét dọn bàn thờ, cọ rửa tủ chè, sập gụ, bộ sa lông, bày biện bộ đồ trà, treo tranh ảnh, trang hoàng nhà cửa… Xong những việc quét tước, dọn dẹp là những tục lệ phải lo, không được chểnh mảng. Chẳng hạn như tục “gửi Tết” tức là các ngành trong họ phải mang đồ lễ đến nhà gia trưởng để cúng Tết, tục biếu Tết cho bạn bè, người thân, người ơn nhưng “ đây không phải là đút lót mà  là để tỏ cái tinh thần thương yêu, cởi mở, thực thi quan niệm “thêm bạn bớt thù”, san bằng những mâu thuẫn để cho người ta có dịp biểu thị những tình cảm, những ý niệm thắm thiết mà người ta không biểu thị được trong những ngày thường trong năm phải làm ăn vất vả, đầu tắt mặt tối không có thời giờ thăm viếng nhau, trò chuyện với nhau lâu”. Quả thật, đây là những phong tục biểu thị nét đẹp văn hóa của người Việt trong các mối quan hệ xã hội.

Tết đến, ở các vùng miền khác nhau ngoài những điểm chung thống nhất từ Bắc đến Nam còn thể hiện những nét riêng trong tục đón Tết. Chẳng hạn tục tiễn đưa ông táo về trời hôm 23 tháng Chạp. Nếu ở miền Trung “ông Táo cưỡi một con ngựa yên cương chĩnh chạc”, ở trong Nam “giản dị hơn, đồng bào ta cúng ông một cặp giò – cặp hia để cho ông đi lên Thiên đình cho lẹ” thì “ông táo ở Bắc lên chầu trời cưỡi một con cá chép”. Cho dù khác nhau nhưng việc tiễn đưa ông táo về trời “chứng tỏ rằng người mình lúc ấy đã tổ chức thành gia đình nhỏ mà cái bếp của ông táo là tượng trưng cho gia đình, cái bếp là đơn vị nhỏ nhất của xã hội. Cái gia đình ấy, cái đơn vị ấy đồng nhất từ Bắc vào Nam cho nên không có kẻ nào chia rẽ được Nam với Bắc”

Nhớ về tổ tiên cũng là một  phong tục đẹp chứng tỏ truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam nên dù ở đâu thì “việc thăm mộ gia tiên nội ngoại để viếng các cụ, đắp lại mộ các cụ và thắp nhang mời các cụ về ăn Tết với con cháu nhà” cũng được mọi người quan tâm. Ngoài những phong tục trên, ngày Tết miền Bắc còn có những tục lệ khác như “tục không quét nhà”, “tục xông đất”, “tục bán dại” để “mong cho trí óc mở mang, khôn ngoan, minh mẫn hơn năm cũ”, “tục thăm viếng chúc tụng nhau”, “tục cắm nêu” nhằm “không cho quỉ ma quấy nhiễu”, “tục quẩy nước sáng mùng một đổ đầy chum vại” để “mong cho của cải đề đa ”…

Không khí Tết còn thể hiện trong không gian sinh hoạt làng xã. Khắp nơi trong xã ngoài thôn tràn ngập không khí vui tươi đón Tết. Như một tục lệ, những ngày đón Tết ở miền Bắc không thể thiếu việc hát xướng. Tại vài làng ở Bắc Việt, người ta còn rủ nhau rước ả đào, tuồng cổ, phường chèo về diễn cho mọi người xem. Trai gái thanh niên nam nữ thì được quyền vui chơi, đùa giỡn ve vãn nhau. Họ tha hồ dắt nhau đi chơi, thổi khèn, hát đúm, tìm “nơi thanh vắng để tỏ tình yêu thương mùi mẫn”. Họ hát ví, kéo co, đánh cờ người, dún đu… và nhiều nơi còn giữ nhiều trò chơi cổ truyền như bắt chạch, tung còn, rước cái nõn nường…

Ghi lại hồi ức về sinh hoạt ngày Tết vùng Bắc Bộ, Vũ Bằng đã đưa vào trang viết những nét đẹp của nền văn hóa cổ truyền của dân tộc được lưu giữ qua thời gian và thấm vào máu thịt, tâm hồn mỗi con người. Cũng như các miền khác, đi lễ chùa ngày Tết cũng là một tập tục ở đất Bắc. Lễ chùa vốn là một nét văn hóa đã trở thành truyền thống in sâu trong đời sống tinh thần mỗi người Việt Nam. Vốn coi trọng truyền thống, nhà văn đã không quên hình ảnh những ngày Tết xứ Bắc với cảnh tượng người ta thành khẩn lễ Phật, cảnh nhang khói ở chùa Trấn Vũ, đền Ngọc Sơn hay đền Bạch Mã…

Không khí Tết cũng khiến lòng người lâng lâng cảm xúc. Tập ký Thương nhớ mười hai” đã được viết từ cảm hứng hoài niệm và những cảm xúc nhớ thương đến quay quắt của nhà văn hướng đến quê hương Bắc Việt. Tập ký gây xúc động cho người đọc bởi chất trữ tình thấm đẫm trên những trang viết của ông. Có thể nói cảm xúc đã thăng hoa đến tột cùng bởi nỗi nhớ theo năm tháng ngày càng sâu xoáy trong tâm hồn ông. Vì vậy bất cứ trang ký nào cũng thấy nhà văn phơi trải lòng mình với  những cảm xúc chân thành, tha thiết. Đó là tình cảm yêu mến vô cùng những gì thuộc về quê hương thân thuộc, đặc biệt yêu những gì gắn liền với thiên nhiên, sự vật, thời tiết, con người… trong thời điểm năm hết Tết đến:

“Yêu tháng Chạp không biết bao nhiêu, nhưng yêu nhất là những ngày giáp Tết, thời tiết sao mà đĩ thế, con mắt tấm lòng sao mà đong đưa thế, lời nói, tiếng chào sao mà duyên dáng tơ mơ thế.

Tôi yêu hết và tôi nói là tôi yêu hết; yêu ngọn cỏ gió đùa, mây trôi lãng đãng, ngọn núi đồi sim, nhựa cây mạch đất, yêu con sâu cái kiến nằm co ro trong tổ bấy giờ trỗi lên tìm lá mới hoa non, yêu cô gái mặt quần lĩnh hoa chanh lại cài một cánh hoa hồng lên mái tóc, yêu con bướm đa tình bay lượn trên giàn hoa thiên lý, cái áo nhung xanh nổi bật lên trong vườn quýt đỏ, cam vàng, trông mới lại càng yêu những giọt mưa bé tỉ ti đọng lại trên nhung mướt làm cho người đẹp óng a óng ánh như thiên thần trong mộng”

Những phiên chợ ngày thường không có gì đặc biệt nhưng nhà văn lại vô cùng thích thú với phiên chợ ngày Tết“Thì ra chợ Tết có một sức hấp dẫn kỳ lạ thật; nhìn vào cái gì mình cũng thấy đẹp, trông người nào mình cũng thấy tươi, thấy cái gì mình cũng muốn mua”. Đúng là nhà văn “đã yêu hết” những gì thuộc về quê hương ngày Tết, kể cả con người. Như người vợ hiền thảo, khéo tề gia nội trợ với những bận rộn, tất bật lo toan chuẩn bị Tết, nhà văn cũng “thấy vợ đột nhiên  đẹp trội hẳn lên, y như thể một thiên thần”. Có vẻ như đối với ông, người phụ nữ ấy là “hiện thân của văn hóa Việt Nam ngàn đời”. (Văn Giá)

Sống ở miền Nam đã một thời gian dài, nhà văn Vũ Bằng cũng đã quen với cái Tết miền Nam với cái nắng “vỡ đầu sát tai” nhưng cũng cảm thấy mát mẻ vì được thưởng thức đủ loại trái cây: dưa hấu, sầu riêng, măng cụt, vú sữa, sabôchê, cốc, chùm ruột, bưởi, bòng… và đủ các loại bánh: bánh tét, bánh xèo, bánh ú… Và hơn nữa, nhà văn còn có cái thú ngắm nghía đủ loại mai: mai vàng, mai trắng, mai tứ thời…Tuy nhiên cái Tết miền Nam dù có vui bao nhiêu vẫn không làm nguôi ngoai nỗi lòng nhớ Bắc:

“Người xa nhà thấy mai nở nhiều như thế cũng dịu được phần nào lòng nhớ quê hương nhưng chân không vì thế mà ngừng bước: giữa ngày Tết, trong đám thiên hạ vui xuân, y cứ đi như một người bị chứng thụy du, đầu óc mông lung, nhớ cái Tết Bắc Việt không thể nào chịu được”.

Trong hoàn cảnh như thế, nhà văn thấy mình khác nào người khách xa nhà, giữa những ngày Tết vui vẻ ở phương xa, “khách nghe thấy tiếng trống, tiếng chuông; khách ngửi thấy mùi nhang, mùi trầm mà mơ về một ngày nào ở vườn xưa quê cũ có những ngày như thế này, có nêu, có khánh, có pháo, có cờ người, có kéo co, có đánh vật, có chọi gà, có trai gái đẹp như thơ lấy nón che nửa mặt hoa để ví von, hò hẹn”.

Trân trọng những nét văn hóa cổ truyền Hà Nội và miền Bắc, Vũ Bằng không nguôi ao ước ngày thống nhất được trở về ăn Tết ở quê xưa, nơi chôn nhau cắt rốn bởi lẽ ông đã cảm nhận rằng:

“Về quê ăn Tết, đối với tất cả người Việt Nam tức là trở về nguồn cội để cảm thông với ông bà tổ tiên, với anh em họ hàng, với đồng bào thôn xóm; về quê ăn Tết tức là để tỏ cái tinh thần lạc quan ra chung quanh mình, tỏ tình thương yêu cởi mở và biểu dương những tinh thần, những kỷ niệm thắm thiết vì lâu ngày mà quên đi mất”.

Ngày Tết là thời điểm giúp người ta thư giãn sau những ngày làm việc mệt mỏi, có thể nghỉ ngơi thưởng thức cái đẹp từ hoa cả cây trái, có thể đến với nhau để vui vầy sum họp. Đó là ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết  Vũ Bằng đã cảm nhận sâu sắc. Cho nên không phải ngẫu nhiên mà kết thúc chương Tết – Hỡi cô mặc cái yếm xanh” là lời mong ước chân thành của nhà văn:

“Xin Trời Phật phù hộ cho không bao giờ có những ngày xuân, ngày Tết không có hoa và bướm, không bao giờ có những người không được thương yêu, không bao giờ có những cây không nảy lộc, những cặp mắt không sáng ngời và cũng không bao giờ lại có những con người xảo trá, tham tàn, độc ác”

Đó cũng chính là tấm lòng chân thành của một con người yêu tha thiết quê hương miền Bắc và văn hóa Hà Nội. Những hoài niệm cùng những cảm xúc chân thành, tha thiết về Hà Nội đã khiến người đọc thấy rằng Vũ Bằng như một mảnh hồn của Hà Nội”(Thu Hương).

Thảo luận

Lời giải 2 :

    Quê hương đất nước là linh hồn của những trang viết hay nhất trong "Thương nhớ mười hai". Cả tập tùy bút phập phồng nhịp đập của trái tim yêu thương, tràn thấm những cảm xúc và tình cảm đẹp mà nhà văn dành cho quê hương, con người đất Việt. Đó là tình gia đình truyền thống, vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, những phong tục thiêng liêng ngày Tết, những thói quen sinh họat, những thú vui ẩm thực giản dị mà phong lưu đầy tính nghệ thuật của người Việt,...
    Như vậy, "Thương nhớ mười hai" là nỗi nhớ niềm thương ngút ngàn của cái tôi tác giả. Nhân vật tôi là một con người ham chơi, hiếu động, sành sỏi ẩm thực, nhưng chân thành tinh tế, tài hoa và rất có duyên. Nhân vật tôi ấy yêu tha thiết quê hương đất nước mình. “Ấy, đất nước này chỉ đẹp giản dị thế thôi. Amuốn nóthế nào thì nóchứ dân nước chúng tôvẫn nhận là đẹp nhất thế giới, đáng yêu nhất trần hòan. Đố achê được! Đố acướp được”. Và nhân vật tôi ấy cũng cất lên những lời  mơ thương lấp lánh vẻ đẹp nhân văn: “Ước gì mình có phép làm cho vợ được gặp chồng, anh được gặp em, tình nhân được gặp tình nhân, ở đời không còn bao giờ có sự chia cây rụng lá, tan cửa nát nhà, sinh li tử biệt...
    "Thương nhớ mườhai" cũng là một tập bút kí nên có giá trị tư liệu rất đáng quý về hoa cỏ thảo mộc và phong tục cổ truyền của đất Việt và những thú chơthanh lịch của con ngườHà Nội.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK