Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Nêu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng, nhiệt độ...

Nêu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến sinh vật. Liên hệ vận dụng để giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lí và tập tính của sinh v

Câu hỏi :

Nêu ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm đến sinh vật. Liên hệ vận dụng để giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lí và tập tính của sinh vật.

Lời giải 1 :

Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật

Nhiệt độ ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí, tập tính của sinh vật

Độ ẩm không khí và đất ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật

    +Thực vật vùng nóng thường có lá xanh quanh năm, trên bề mặt lá có tầng cutin dày có tác dụng hạn chế thoát hơi nước khi nhiệt độ không khí cao. Thực vật vùng lạnh, về mùa đông, cây thường rụng lá, chồi cây có các vảy mỏng bao bọc, thân và rễ cây có các lớp bần dày cách nhiệt.

    +Động vật vùng nóng thường có kích thước nhỏ hơn, động vật vùng lạnh có kích thước lớn hơn, lông dày và dài hơn

Liên hệ và giải thích:

có những sinh vật biến nhiệt là những sinh vật có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này có các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát

có những sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Thuộc nhóm này bao gồm các động vật có tổ chức cơ thể cao như chim, thú và con người

VD

Về nhiệt độ: con thỏ là động vật hằng nhiệt vì nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường ( nhiệt độ cơ thể chỉ dao động trong một khoảng nhất định) thích sống dưới chỗ bóng mát

Ánh sáng: Con thằn lằn bóng đuôi dài là động vật ưa sáng hay con dơi là động vật ưa tối và thằn lằn thích phơi nắng, dơi chỉ ngủ vào ban ngày để tránh ánh nắng

Độ ẩm: giun đất là động vật sống ở nơi có độ ẩm cao, chúng sống trong lòng đất ẩm, nếu đất khô thì chắc chắn không con giun đất nào sống ở đây cả 

 

Thảo luận

-- qua hotel à cái nhóm Pro Gảm mơ Khách sạn à
-- uk
-- ????????
-- cho mình vào bạn nhé
-- 1 ngày mình cày 10 câu
-- bạn ơi cho mình off qua hotel nghỉ được không
-- ?????????/
-- qua nghỉ ik :))

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Ảnh hưởng của ánh sáng

- Ánh sáng là nhân tố cơ bản, chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố khác. Cường độ và thành phần của phổ ánh sáng giảm dần từ xích đạo đến các cực, từ mặt nước đến đáy sâu. Ánh sáng còn biến đổi tuần hoàn theo ngày đêm và theo mùa.

- Ánh sáng gồm các chùm tia đơn sắc có bước sóng khác nhau. Dải tia tử ngoại (bước sóng < 3.600 A0) tham gia vào sự chuyển hóa vitamin ở động vật, song ánh sáng giàu các tia tử ngoại có thể hủy hoại nguyên sinh chất và hoạt động của các hệ men, gây ung thư da. Dải hồng ngoại (bước sóng > 7.600 A0) chủ yếu tạo nên nhiệt. Ánh sáng nhìn thấy (bước sóng từ 3.600 – 7.600 A0) trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, quyết định đến thành phần cấu trúc của hệ sắc tố và sự phân bố của các loài thực vật.

Ảnh hưởng của nhiệt độ.

- Nhiệt độ trên bề mặt trái đất biến thiên rất lớn còn sinh vật chỉ sống được trong giới hạn nhiệt độ rất hẹp (0-500C), thậm chí còn hẹp hơn. Nhiệt độ tác động mạnh đến hình thái, cấu trúc cơ thể, tuổi thọ, các hoạt động sinh lí- sinh thái và tập tính của sinh vật. Sống ở nơi giá rét, thực vật có vỏ dày cách nhiệt, sinh trưởng chậm, ra hoa kết trái tập trung vào thời gian ấm trong năm; động vật có lớp mỡ dưới da và lớp lông dày, di cư trú đông và ngủ đông.

- Với thân nhiệt, sinh vật được chia thành 2 nhóm: nhóm biến nhiệt và nhóm đồng nhiệt (hằng nhiệt).

+ Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo nhiệt độ môi trường (các loài vi sinh vật, thực vật, động vật không xương sống, cá, lưỡng cư, bò sát). Sinh vật biến nhiệt điều chỉnh thân nhiệt thông qua sự trao đổi nhiệt trực tiếp với môi trường. Ngược lại, những loài đồng nhiệt có thân nhiệt ổn định, độc lập với sự biến đổi của nhiệt độ môi trường (chim, thú). Do vậy, nhóm này có khả năng phân bố rộng.

+ Ở động vật đồng nhiệt sống ở vùng lạnh phía Bắc, các phần cơ thể nhô ra thường nhỏ hơn (tai, đuôi…), còn kích thước cơ thể lại lớn hơn so với loài tương tự sống ở phía Nam thuộc Bắc Bán Cầu. Ngược lại, động vật biến nhiệt ở vĩ độ thấp có kích thước cơ thể tăng lên (trăn, đồi mồi, cá sấu, kì đà…)

Ảnh hưởng của độ ẩm.

- Cơ thể sinh vật chứa tới 50-70% là nước, thậm chí 99%. Do đó, cơ thể thường xuyên trao đổi nước với môi trường. Nước là môi trường sống của thủy sinh vật. Trên cạn, lượng mưa và độ ẩm quyết định đến sự phân bố, mức độ phong phú của các loài sinh vật, nhất là thảm thực vật.

- Liên quan tới độ ẩm và nhu cầu nước đối với đời sống, thực vật được chia thành 3 nhóm: thực vật ưa ẩm, thực vật chịu hạn và nhóm trung gian là thực vật ưa ẩm vừa (trung sinh). Thực vật ưa ẩm sống ở nơi có độ ẩm cao, gần mức bão hòa. Thực vật chịu hạn tồn tại ở những nơi độ ẩm rất thấp (trên các cồn cát hay hoang mạc).

- Thực vật chịu hạn có khả năng tích trữ nước trong cơ thể (ở rễ, củ, thân và lá), giảm sự thoát hơi nước (khí khổng ít, lá hẹp hoặc biến thành gai, rụng lá vào mùa khô…), tăng khả năng tìm nước (rễ rất phát triển, nhiều cây có rễ phụ để hút ẩm như si, đa) và cuối cùng là khả năng “trốn hạn”, tức là cây tồn tại dưới dạng hạt dưới mặt đất. Vào mùa ẩm, hạt nảy mầm, phát triển và nhanh chóng ra hoa kết trái. Ví dụ, các loài thực vật ở hoang mạc.

- Động vật có những loài ưa ẩm (ếch, nhái), ưa ẩm vừa và những loài chịu được khô hạn (lạc đà, đà điểu, thằn lằn…). Ở động vật biến nhiệt, khi độ ẩm giảm thấp, tuổi thọ bị rút ngắn do mất nước. Ngược lại, khi độ ẩm quá cao, nhiệt độ xuống thấp, tỉ lệ chết càng cao. Ở điều kiện khô nóng, động vật đồng nhiệt giảm tiết mồ hôi, ít bài tiết nước tiểu, chuyển hoạt động vào ban đêm hay trong hang hốc. Trên các hoang mạc nóng và khô, thân con vật có màu vàng (con trùng, thằn lằn), ở nơi cực lạnh, thân lại có màu trắng (gấu trắng Bắc cực).

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK