Sự đa dạng về hệ sinh thái.
-Hệ sinh thái là sự thống nhất hữu cơ giữa sinh vật và môi trường.
+) HST Rừng ngập mặn: → Phân bố: Vùng đất triều bãi cửa sông, ven biển; chạy suốt chiều dài bờ biển và ven các hải đảo.
→ Đặc điểm: Sống trong môi trường ngập mặn, đất bùn lỏng và sóng to gió lớn là tập đoàn cây sú, vẹt, đước,... cùng hàng trăm loài cua, cá, tôm,...; chim thú.
+) HST Rừng nhiệt đới gió mùa: → PB: ở $\frac{3}{4}$ diện tích lãnh thổ nước ta ở vùng đồi núi.
→ ĐĐ: Bao gồm rừng lá kín thường xanh ở Cúc Phương, rừng thưa lá rộng ở Tây Nguyên, rừng tre nứa ở Việt Bắc, rừng ôn đới núi cao Hoàng Liên Sơn.
+) HST Khu bảo tồn thiên nhiên vườn quốc gia: → PB: Rải rác trên cả nước.
→ ĐĐ: Những khu rừng nguyên sinh là nơi lưu trữ, bảo tồn, phục hồi và phát triển tài nguyên sinh học tự nhiên của nước ta.
+) HST Nông nghiệp: → PB: Ở các vùng đồng bằng và trung du.
→ ĐĐ: Do con người tạo ra và duy trì để phục vụ cho đời sống của con người như lương thực, thực phẩm.
Đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
a, Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng trên cả nước:
-Nước ta có 2360 con sông dài trên 10km, chủ yếu là các con sông nhỏ và ngắn (93%).
-Các con sông lớn: S.Hồng, Hệ thống S.Cửu Long (S.Tiền, S.Hậu).
-Lãnh thổ nước ta hẹp ngang, nằm sát biển ⇒ sông ngắn, nhỏ.
-Địa hình $\frac{3}{4}$ là núi, ăn sát ra biển ⇒ sông ngòi dốc.
b, Sông ngòi nước ta chảy theo 2 hướng chính là TB-ĐN và vòng cung:
-Hướng TB-ĐN: S.Đà, S.Hà, S.Mã, S.Tiền, S.Hậu.
-Hướng vòng cung: S.Lô, S.Cầu, S.Thương.
-Địa hình núi nước ta có 2 hướng chính: TB-ĐN và vòng cung nên đã định hướng cho các dòng sông.
c, Sông ngòi nước ta có 2 mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt:
-Mùa lũ chiếm 70%-80% lượng nước cả năm, mùa cạn chiếm 20%-30% lượng nước cả năm.
-Vì khí hậu nước ta có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô.
-Nguồn lợi từ lũ: thủy sản, giao thông vận tải, bồi đắp phù sa, thau chua rửa mặn, khai thác con giống tự nhiên, mở rộng đồng bằng,...
-Hạn chế: phải sống chung với lũ, đắp đê bao, xây nhà cao ráo,...
d, Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn:
-Lượng phù sa: hàm lượng phù sa lớn.
-Tổng lượng phù sa 2000 triệu tấn/năm.
-1m³ nước sông có 223g cát bùn và các chất hòa tan.
~♥♥♥học tốt♥♥♥~
Câu 1 :
_ Vùng đất bãi Triều ven sông, ven biển : Hệ sinh thái rừng ngập mặn phát triển, nuôi trồng thủy sản.
_ Vùng đồi núi : Rừng nhiệt đới gió mùa phát triển.
_ Các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia : Đang ngày một bị thu hẹp.
_ Hệ sinh thái nông nghiệp : Do con người tạo ra đang ngày càng lấn áp hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 2 :
_ Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước : Có 2360 con sông, trong đó 93% là các con sông ngắn và nhỏ.
_ Sông ngòi nước ta chảy theo hai hướng chính : Tây bắc đông nam và hướng vòng cung.
_ Sông ngòi nước ta có hai mùa nước : Mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
+ Mùa lũ trùng với mùa mưa, nước dâng cao, chiếm 70 - 80% lưu lượng nước cả năm.
+ Mùa cạn trùng với mùa khô, chiếm 20 - đến 30% lượng nước cả năm.
_ Hàng năm, sông ngòi nước ta vận chuyển 839 m³ nước và hàng trăm triệu tấn phù sa.
( Vào bài thi thời gian ít nên bạn chỉ cần nêu ngắn gọn như trên là được.)
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK