Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Hoat dông tiêu hoa não cuta ruit non ta chu...

Hoat dông tiêu hoa não cuta ruit non ta chu yeu? hiên ra ntn 1 Sou con chât nao can deto tiele Roa tiep! Dia vão hau böt ve khi thong moy bl doo thau thile

Câu hỏi :

Giúp cần gấp lắm mọi người ạ / 3 câu sinh học

image

Lời giải 1 :

Đáp án:

Câu 11:

- Hoạt động chủ yếu ở ruột non là biến đổi hóa học.

* Ở ruột non:

1. Biến đổi lý học:

- Tiết dịch tiêu hóa:

+ Tuyến gan tiết dịch mật.

+ Tuyến tụy tiết dịch tụy.

+ Tuyến ruột tiết dịch ruột.

- Sự co bóp của lớp cơ thành ruột có tác dụng:

+ Trộn thức ăn với dịch tiêu hóa.

+ Đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hóa.

- Dịch mật phân tách lipit thành các giọt lipit nhỏ.

2. Biến đổi hóa học:

- Trong dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các loại enzim để biến đổi tất cả các chất trong thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được.

+ Gluxit được phân giải thành đường đơn ( Đường mantôzơ ).

+ Prôtêin được phân giải thành Axit amin.

+ Lipit được phân giải thành Axit béo và Glixêrin. 

+ Axit nuclêôtit được phân giải thành Thành phần của nuclêôtit.

~ Nếu đúng xin CTLHN + 5 sao + Cảm mơm ~

@quynhchik852

Mặt dày xin điểm về cho nhóm.

 

 

Thảo luận

-- gặp qua mạng
-- ,.-.
-- Thì chị cg đã cảm mơn đâu
-- hahahahaaaa
-- đồ vô tâm , vô đạo đức , vô văn hoá có đào tạo
-- ko có gì
-- Mày thì ghê
-- đồ đáng ghét

Lời giải 2 :

Câu 11:

- Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là: sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).

 - Quá trình diễn ra: Thức ăn từ dạ dày ⇒ tá tràng từng lượng nhỏ theo sự mở đóng của môn vị, dộ axit cao của thức ăn xuống tá tràng ⇒ môn vị lại mở dê thức ăn tiếp tục xuống ⇒ Sự co bóp phối hợp của các cơ thành ruột non tạo động lực đẩy thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột ⇒ giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tuy và dịch ruột.

- Những loại chất trong thức ăn còn cần tiêu hóa tiếp ở ruột non là gluxit (tinh bột, đường đôi), prôtêin, lipit.

Câu 12: Ta nên tiến hành làm các bước sau:

- Bước 1: Rửa tay sạch sẽ bằng nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi tiến hành sơ cứu vết thương hở, thủng, bị chảy máu giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Bước 2: Dùng một miếng băng hoặc vải sạch đắp nhẹ nhàng lên vết thương, đồng thời tác động lực ép trực tiếp để cầm máu.

- Bước 3: Rửa vết thương bằng nước sạch hoặc nước muối trong 5 - 10 phút, sau đó dùng khăn lau nhẹ nhàng hoặc nhíp gắp loại bỏ tất cả bụi bẩn hoặc mảnh vụn có trong vết thương.

- Bước 4: Băng bó cẩn thận sau khi cầm máu có tác dụng giữ cho vết thương luôn được sạch sẽ, song cần lưu ý không buộc quá chặt gây cản trở lưu thông máu và khiến nạn nhân khó chịu.

- Bước 5: Trong 2 ngày đầu sau bị thương, rửa và bôi lại thuốc kháng sinh lên vết thương mỗi lần thay băng.

- Bước 6: Trong khi chờ đợi, trên đường đưa đi cấp cứu hay sau khi sơ cứu vết thương hở tại nhà đều cần phải theo dõi sát tình trạng hô hấp, tuần hoàn và giữ ấm cho nạn nhân. Các dấu hiệu như: vết thương không lành, vùng bị thương sưng đỏ lan rộng, đau nhiều hơn, có mủ hoặc xuất hiện sốt... có thể cảnh báo nhiễm trùng.

Câu 13: Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với nhau:

- Bộ xương tạo khung cho toàn bộ cơ thể, là nơi bám của hệ cơ và là giá đỡ cho các hệ cơ quan khác.

- Hệ cơ hoạt động giúp xương cử động, các cơ quan vận động

- Hệ tuần hoàn dẫn máu đến tất cả các hệ cơ quan, giúp vận chuyển

       + Các chất dinh dưỡng và oxi tới các tế bào 

       + Các chất thải, cacbonic từ tế bào tới các cơ quan và thải ra ngoài

- Hệ hô hấp lấy O2 từ môi trường cung cấp cho các hệ cơ quan và thải CO2 ra môi trường thông qua hệ tuần hoàn.

- Hệ tiêu hóa lấy thức ăn từ môi trường ngoài và biến đổi chúng thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho tất cả các cơ quan của cơ thể qua hệ tuần hoàn.

- Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã, chất thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn.

                   Chúc học tốt!!!                 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK