Nhắc đến Nguyễn Du là ta nhớ hay đến một đại thi hào dân tộc với tác phẩm Truyện Kiều nổi tiếng. Đây cũng chính là tác phẩm đã đưa tên tuổi của Nguyễn Du đến gần hơn với người đọc và đến bây giờ sau hàng trăm năm tên của ông vẫn còn được nhắc đến. Tác phẩm Truyện Kiều mặc dù lấy cốt truyện của một tác phẩm bên Trung Quốc nhưng Nguyễn Du đã rất sáng tạo từ cách thể hiện cho đến cách dùng từ. Thể thơ lục bát truyền thống được tác giả vận dụng một cách tài tình. Nhắc đến Truyện Kiều ta sẽ có rất nhiều điều để nói nhưng có một điều chắc chắn không thể bỏ qua đó chính là tấm lòng nhân đạo của tác giả. Điều này chúng ta có thể thấy rõ nhất thông qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán.
Lòng nhân đạo chính là một biểu hiện của tình yêu thương con người. Trong văn học, tấm lòng văn học được biểu hiện thông qua sự trân trọng vẻ đẹp con người của tác giả, là sự xót thương của tác giả đối với những số phận bất hạnh, bị đọa đày trong cuộc sống. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trong đoạn trích này thể hiện ở chỗ Thúy Kiều báo ân, báo oán. Lúc này, Thúy Kiều đã trải qua nhiều kiếp nạn. Đã có lúc nàng nghĩ tới cái chết nhưng may mắn được cứu thoát. Giờ là lúc nàng báo ơn những người đã từng giúp đỡ mình. Người giúp nàng đền ơn trả oán chính là Từ Hải- người anh hùng áo vải đầu đội trời, chân đạp đất, người đã cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh. Để cho Thúy Kiều được báo ân báo oán là cách mà Nguyễn Du thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. Đó là ước mơ về công lý, người ở hiền thì sẽ gặp lành, người ở ác thì sẽ gặp ác.
Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du trước hết được thể hiện thông qua cảnh Kiều đền ơn Thúc Sinh. Thúc Sinh là người đầu tiên cứu Thúy Kiều ra khỏi lầu xanh và cho nàng một cuộc sống gia đình dẫu cho gia đình ấy không trọn vẹn. Bây giờ Kiều báo ân Thúc Sinh, xuất phát từ một tấm lòng tri ân:
Nàng rằng: Nghĩa nặng nghìn non
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?
Khi bước vào lầu xanh, cuộc sống của Kiều coi như đã đặt dấu chấm hết. Nhưng chính Thúc Sinh đã cứu nàng ra khỏi cảnh đời ô nhục ấy. Dù gì Thúy Kiều cũng có những ngày tháng êm đẹp sau khi được Thúc Sinh cứu ra. Nhưng cũng chính vì gắn bó với Thúc Sinh mà cuộc đời Kiều thêm một lần đau khổ. Kiều cũng nhận định rõ người làm nàng đau khổ là Hoạn Thư chứ không phải Thúc Sinh. Vậy nên giờ đây dù có “gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân” nàng cũng thấy mình chưa xứng với ơn nghĩa của Thúc Sinh. Cách dùng từ Hán Việt của Kiều khi nói với Thúc Sinh cũng thể hiện sử trân trọng của Kiều dành cho Thúc Sinh.
Nhắc đến Hoạn Thư, Kiều nói:
Vợ chàng quỷ quái tinh ma
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau
Kiến bò miệng chén chưa lâu
Mưu sâu cũng trả, nghĩa sâu cho vừa
Chính vì Hoạn Thư nên Kiều không thể vẹn được chữ tòng với Thúc Sinh. Cũng chính Hoạn Thư đã đày đọa nàng, khiến cho nàng phải rơi vào cảnh xót xa, hờn tủi. Giờ đây, Kiều phải trả lại nỗi oán hận này với Hoạn Thư. Cảnh Kiều báo oán Hoạn Thư diễn ra như một lẽ tự nhiên bởi đây là cách mà Nguyễn Du giúp Thúy Kiều đòi lại công lý cho mình. Giọng điệu của Thúy Kiều lập tức thay đổi khi nhìn thấy Hoạn Thư:
Thoắt trông nàng đã chào thưa:
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
Thái độ của Kiều thể hiện rõ sự miệt thị đối với Hoạn Thư, đó cũng là cách đáp trả lại Hoạn Thư bởi khi Thúy Kiều còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn, Hoạn Thư cũng xưng hô với nàng như vậy. Thúy Kiều đay nghiến:
Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều
Thúy Kiều đã quyết trừng trị Hoạn Thư. Hoạn Thư cay nghiệt bao nhiêu thì bây giờ sẽ nhận bấy nhiêu sự trừng trị. Hoạn Thư nghe Thúy Kiều nói vậy thì hồn xiêu phách lạc nhưng vẫn biện minh cho mình. Đầu tiên, Hoạn Thư dựa vào tâm lý hay ghen của người phụ nữ, người vợ:
Rằng Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Sau đó, Hoạn Thư lại kể công ơn của mình đối với Kiều:
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khởi cửa dứt tình chẳng theo
Hoạn Thư mong Kiều nghĩ đến lúc Hoạn Thư cho Kiều viết kinh ở Gác Quan Âm. Rồi khi Kiều trốn đi, Hoạn Thư cũng không cho người đuổi theo. Sau đó, Hoạn Thư cũng không quên bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình dành cho Thúy Kiều:
Lòng riêng riêng những kính yêu
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai
Trót lòng gây việc chông gai
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng
Phụ nữ là vậy, thật khó để chấp nhận cạnh chung chồng. Hoạn Thư đã nhận tất cả tội lỗi về mình và mong Thúy Kiều sẽ bao dung, độ lượng. Trước những lời lẽ có lý có tình của Hoạn Thư, Kiều dù lúc đầu quyết tâm báo oán cũng đã rộng lòng tha thứ:
Khen cho thực đã nên rằng
Khôn ngoan rất mực nói năng phải lời
Tha ra thì cũng may đời
Làm ra mang tiếng là người nhỏ nhen
Đã lòng tri quá thì nên
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay
Thúy Kiều chấp nhận tha thứ cho Hoạn Thư cũng là lẽ thường tình bởi vì Hoạn Thư đã biết sai lầm của mình. Người ta vẫn nói đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại.
Thông qua hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư, Nguyễn Du đã cho thấy tài năng trong việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại. Nếu như trong câu chuyện gốc của Trung Quốc Thúy Kiều không tha thứ cho Hoạn Thư thì ở đây Nguyễn Du đã có sự sáng tạo. Điều này càng làm tăng thêm đức tính cao thượng, bao dung của Thúy Kiều. Sự thay đổi của Nguyễn Du đã làm tăng thêm giá trị cho tác phẩm, tăng thêm giá trị cho nhân vật Thúy Kiều và đồng thời thể hiện được tài năng của Nguyễn Du.
Bằng cách thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình, Nguyễn Du đã thể hiện rõ ước mơ về công lí, về sự công bằng cho con người. Thông qua đây, tác giả cũng cho người đọc thấy một bài học về cách ứng xử của con người
xctlhn vs 5*
#nocopy
mk cs tham khảo vài câu trog sách giải mog cậu thôg cảm
1 tiếng đồng hồ đấy :))
@vy_xênh_gái@
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK