Câu `5`: `C`
`->` Đồng bằng châu thổ sông: gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long. Hai đồng bằng này đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bội tụ dần trên vịnh biển đông, thềm lục địa mở rộng.
`+` Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, đã được con người khai phá từ lâu đời và biến đổi mạnh mẽ. Đồng bằng rộng khoảng 15 nghìn `km^2`, địa hình cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt đồng bằng bị chia cắt thành nhiều ô. Do có đề ven sông ngăn lũ nên vùng trong đó không còn được bói tụ phù sa, gồm các khu ruộng cao bạc màu và các ô trùng ngập nước ;vùng ngoài đê hằng năm được bồi phù sa.
`+` Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) là đồng bằng châu thổ được bồi tụ phù sa hằng năm của hệ thống sông Mê Công. Khác với đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long rộng hơn, diện tích khoảng 40 nghìn `km^2`, địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Trên bề mặt đồng bằng không có đê nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt ; về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng, còn về mùa cạn, nước triều lấn mạnh. Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn, Đồng bằng có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên,... là những nơi chưa được bồi lấp xong.
Đáp án : `C` .
giải thích :
`+)` Đồng bằng châu thổ ở nước ta bao gồm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long .
Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK