Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 dàn bài suy nghĩ về 1 nhân vật mà em...

dàn bài suy nghĩ về 1 nhân vật mà em ấn tượng ở lớp 9 hok kì 1 câu hỏi 1528429 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

dàn bài suy nghĩ về 1 nhân vật mà em ấn tượng ở lớp 9 hok kì 1

Lời giải 1 :

a, Mở bài:

– Tác giả:Nguyễn Quang Sáng (1932-2014),ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng.Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

– “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ngợi ca tình cha con, tình đồng chí trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Đặc biệt,nhân vật ông Sáu trong truyện đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.

b,Thân bài:

* Phân tích tâm trạng của ông sáu

– Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con bé đã tám tuổi.Khao khát được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con.

– Về đến nhà,Thu không nhận ra cha của mình vì vết thẹo không giống người trong hình.Em chạy đi,xa lánh,không nhận ông Sáu là cha,phản ứng quyết liệt thậm chí còn hỗn,nói trống rỗng khi mời ông Sáu ăn cơm,hất văng ra khỏi chén miếng trứng cá ông Sáu gắp cho.

– Trong lúc nóng vội ông Sáu đã lỡ tay đánh con mặc dù thâm tâm ông không cho phép làm điều đó với con,ông rất hối hận nhưng củng chỉ vì thương Thu quá mà thôi.

– Ông chỉ mong có một điểu là được gọi mình một tiếng “Ba”.Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó.

– Lúc chia tay để lên đường,bất ngờ bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng: “ Ba…a…a…Ba” và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa.

– Lúc ở chiến trường ông mong mỏi được gặp con,ôm con,ông dồn hết tình cảm của mình làm cây lược ngà tặng con.

– Qua hình ảnh “chiếc lược ngà” cho thấy ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời,vĩ đại,yêu thương con cái hết mực.

* Đánh giá,cảm nhận về nhân vật ông Sáu

– Hình ảnh ông Sáu thật khiến người đọc cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn của độc giả.

– Hình ảnh ông Sáu – người chiến sĩ Cách mạng, người cha trong truyện “Chiếc lược ngà” đã để lại bao thổn thức trong lòng người đọc về tình phụ tử sâu sắc.

– Trong tâm trí ông Sáu luôn giành tình yêu thương cho gia đình,con cái song ông không quên nhiệm vụ vì Tổ Quốc.

* Nghệ thuật

– Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ để bộc lộ nội tâm nhân vật,những tình huống đã làm cho nhân vật tự bộc lộ mình.

– Nghệ thuật xây xựng nhân vật tài tình của tác giả,miêu tả tâm lý sâu sắc,chân thực.

c, Kết bài:

– Có lẽ nhân vật để lại được những ấn tợng sâu sắc trong lòng người đọc.

– Nhân vật ông Sáu người cha giàu tình yêu thương con,ông là hình ảnh tiêu biểu của con người Việt Nam sẵn sàng hi sinh tất cả vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

– Nhà văn Nguyễn Quang Sáng không chỉ khắc họa được sinh động mà không kém phần chân thực hình ảnh người cha vĩ đại, cùng với tình yêu to lớn dành cho con của mình.

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Mở Bài

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

- Giới thiệu về đoạn trích: Đoạn trích viết về nhan sắc cùng tài năng của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều đặc biệt là sắc đẹp và tài năng của Kiều.

2. Thân Bài

* Giới thiệu về đoạn trích:

- Vị trí cũng như giá trị nội dung của nó.

- Viết về cả hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều -> cả hai đều tài sắc vẹn toàn "mười phân vẹn mười".

* Vẻ đẹp ngoại hình của Kiều:

- Nguyễn Du đã đặt Thúy Vân lên đầu, tả nàng trước, mặc dù nàng là em

+ Vẻ đẹp của Thúy Vân: Dịu dàng, ôn nhu, khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn, mắt phượng mày ngài -> vô cùng đoan trang xinh đẹp, thiên nhiên cũng khuất phục trước vẻ đẹp của nàng "thua, nhường".

-> Tả Vân trước tả Kiều để làm nổi bật vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều (nghệ thuật đòn bẩy, so sánh): "càng, lại"

+ Vẻ đẹp của Kiều ở đôi mắt "làn thu thủy": trong veo, êm dịu, đượm buồn như nước hồ mùa thu

+ Vẻ đẹp ở đôi mày "nét xuân sơn": như nét bút vẽ núi mùa xuân trong bức tranh thủy mặc.

-> Nghệ thuật lấy điểm tả diện: chỉ đặc tả đôi mắt, đôi mày nhưng hiện lên một khuôn mặt của một trang giai nhân tuyệt mỹ.

- Nhan sắc của Kiều: đẹp như hoa, yểu điệu như liễu nhưng vẻ đẹp vượt trên vẻ đẹp thông thường -> khiến trời đất "ghen", "hờn", thiên nhiên đố kị.

-> Báo hiệu cuộc đời chông gai của Kiều.

- Sắc đẹp của Kiều ví như sắc đẹp của người con gái khiến cho quân vương say đắm mà mất đi quốc gia.

-> Kiều mang vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt mỹ, thế nhưng vẻ đẹp ấy khiến trời đất ghen tị -> dự báo cuộc đời lênh đênh của nàng sau này.

* Tài năng của Kiều: Nhan sắc của Kiều xinh đẹp là vậy nhưng tài năng của nàng còn tuyệt vời hơn

- Tất cả tài năng của nàng đều được thiên phú, nàng am hiểu cả cầm - kỳ -thi - họa -> người con gái lý tưởng trong xã hội phong kiến "pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm".

- Nàng am hiểu mọi thứ nhưng nổi bật nhất là thi ca, cầm chương nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương" -> sáng tác khúc đàn bạc mệnh (khúc nhạc khiến ai cũng phải thương tâm, đau lòng).

-> Dự báo cuộc đời, vận mệnh bi kịch của nàng như khúc đàn Bạc mệnh.

* Kết luận chung:

- Vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều đã ở mức tuyệt mỹ, khiến cho trời đất cũng phải ghen tị, đố kỵ -> báo hiệu cuộc đời khổ ải sau của nàng.

- Nghệ thuật lấy điểm tả diện, đòn bẩy, ước lệ được Nguyễn Du vận dụng để miêu tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của Kiều.

3. Kết Luận

- Khái quát vẻ đẹp cùng tài năng của Kiều

- Khẳng định ngòi bút miêu tả tài hoa của Nguyễn Du.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK