@HỌC TỐT
CẢM NGHĨ VỀ “NGUYÊN TIÊU” HỒ CHÍ MINH
Mình làm đề này nha
Bài làm
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam, một doanh nhân văn hoá thế giới và là một thi sĩ nổi tiếng. Bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) là một trong những tác phẩm hay của Người, nó được Người sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ giúp ta cảm nhận cảnh đêm trăng mùa xuân thật đẹp và giúp ta hiểu hơn về con người Bác.
Ở hai câu đầu, hiện ra trước mắt ta là một bức tranh mùa xuân nơi núi rừng Việt Bắc, trong đêm trăng rằm tháng giêng làm say đắm lòng người:
“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,"
(Rằm xuân lồng lộng trăng soi)
Cụm từ “nguyệt chính viên” (trăng rất tròn) cho ta cảm nhận được đây là vầng trăng đẹp nhất, sáng nhất và viên mãn biết bao! Ánh trăng thắp sáng cả một vùng trời, phản chiếu ánh sáng xuống dòng sông trải dài đến vô tận. Ánh trăng đó đã góp phần cho ta yêu hơn cái không gian rộng lớn, mênh mông, ngập tràn ánh trăng. Nghệ thuật điệp ngữ “xuân” trong câu thơ thứ hai càng làm rõ điều đó:
" Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên."
(Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân)
Đó là một không gian mùa xuân thật diệu kì, chứa đựng sức sống tràn trề của mùa xuân. Trong cái không gian mênh mông, bao lá ấy là vô tận từ dòng sông, mặt nước cho đến bầu trời. Tất cả dường như đang hoà mình cùng sức sống bất tận mùa xuân. Ba từ “xuân” tiếp nối nhau, ngân nga tựa dòng nhạc xanh êm dịu nhưng cũng đủ làm ta đắm say, thả hồn trong điệu nhạc ấy. Hai câu thơ này đã gợi ra cho người đọc bức tranh thiên nhiên thật hữu tình làm sao! Một vẻ đẹp trong trẻo, viên mãn khó tả khi được ngắm nhìn đêm trăng lung linh, huyền ảo nhưng chỉ thể hiện với hai gam màu tối, sáng; đen trắng. Qua đó, ta cảm phục tài làm thơ tinh tế của Bác.
Với hai câu thơ cuối bài, ta tưởng Bác tựa một thi nhân đang mặc sức đắm say, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đêm trăng. Nhưng không, ở nơi núi rừng hoang vu ấy, Người đang bàn việc quân, việc nước, việc kháng chiến:
“Yên ba thâm xứ đàm quân sự,"
(Giữa dòng bàn bạc việc quân,)
Hình ảnh “yên ba” xuất hiện trong thờ Đường thường gợi nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương; nhưng trong thơ Bác lại diễn tả một không gián bí mật, thiêng liêng, nơi sâu thẳm mịt mù khói sương. Đây là nét độc đáo trong thơ Bác. “yên ba” không phải là tín hiệu để gợi sầu, không gợi hình ảnh quê hương mà là nơi chiến sĩ ẩn mình bàn việc nước, việc quân. Từ đó thể hiện được sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại trong phong cách nghệ thuật của Bác. Ánh trăng tuyệt đẹp kia không làm Bác xao nhãng việc nước mà thể hiện lòng yêu nước, nỗi niềm lo nước lo dân của một trái tim vĩ đại, suốt đời “chỉ biết quên mình cho hết thảy”. Sự hy sinh cao cả của người mãi mãi để lại trong lòng bao thế hệ sự biết ơn và cảm xúc sâu sắc. Nếu như ở câu ba hiện lên hình ảnh con thuyển cách mạng thì câu cuối cùng ba thờ, con thuyền ấy đã trở thành con thuyền thi sĩ:
“Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.”
(Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.)
Đến với câu thơ, ta thấy buổi họp quân đã kết thúc vào lúc nửa đêm thông qua cụm từ “dạ bán” (lúc nửa). Hình ảnh trăng như chiếu ánh sáng khắp nơi. Dòng sông Việt Bắc đã biến thành sông trăng và chiếc thuyền cũng trở đầy ánh trăng. Qua đó, nó cho ta thấy hình ảnh con người Bác ra về trong ánh sáng lung linh, huyền ảo, rực rỡ của đêm trăng: Trăng ăm ắp cả khoang thuyền. Trăng ngân đầy thuyền đã cho thấy sự hoà quyện giữa con người và thiên nhiên mới hài hoà làm sao! Tất cả tạo nên một vẻ đẹp nên thơ, lãng mạn lạ thường chỉ qua cụm từ “nguyệt mãn thuyền”. Không những vậy, ta còn cảm nhận được con người Bác luôn mở lòng đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: Thiên nhiên lặng lẽ đi bên cạnh như một người bạn tri âm, tri kỉ, gắn bó và là một người bạn tâm giao tuyệt vời. Có thể nói, qua cái nhìn ngập tràn tình yêu thương của người nghệ sĩ, bức tranh đêm rằm tháng giêng hiện lên thật có hồn, sinh động và gợi cảm. Đó là những rung động vô cùng tinh tế của một tâm hồn trong Bác, gợi ta bao cảm xúc trân trọng, yêu mến, tự hào. Con thuyền trở đầy ánh trăng không chỉ là hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ mà còn là hình ảnh tươi sáng thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng, báo trước sự tất thắng cho cuộc kháng chiến của Bác nói riêng và toàn dân tộc nói chung.
Đọc bài thơ, ta thấy được sự hoà quyện giữa cốt cách thi sĩ và phẩm chất chiến sĩ đã làm nên vẻ đẹp con người Hồ Chí Minh vĩ đại, bắt gặp một con người yêu thiên nhiên, một chiến sĩ cách mạng ung dung tự tại. Không chỉ vậy, ta còn cảm nhận được vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của đêm trăng rằm tháng giêng nơi núi rừng Việt Bắc.
bạn tham khảo
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK