Câu 1: Đất được hình thành từ đâu?
A. Sâu trong lòng Trái Đất.
B. Lớp đá cứng trên bề mặt trái đất.
C. Con người tạo ra.
D. Sự phân hủy của sinh vật.
Câu 2: Lớp đất là
A. lớp vật chất dày, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa.
B. lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các đảo.
C. lớp vật chất dày, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo.
D. lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo.
Câu 3: Căn cứ vào đâu để đánh giá được đất tốt đất xấu?
A. Màu sắc.
B. Độ phì.
C. Độ dày.
D. Diện tích.
Câu 4: Thành phần nào trong đất chiếm tỉ lệ lớn nhất?
A. Chất vô cơ.
B. Chất hữu cơ.
C. Nước.
D. Không khí.
Câu 5: Tầng nào chứa chất mùn và có nhiều chất dinh dưỡng?
A. Tầng đá mẹ.
B. Tầng tính tụ.
C. Tầng đất mặt.
D. Tầng hữu cơ.
Câu 6: Tầng nào còn gọi là tầng thảm mục ?
A. Tầng đá mẹ.
B. Tầng tích tụ.
C. Tầng đất mặt.
D. Tầng hữu cơ.
Câu 7: Nhân tố nào là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần, tính chất và màu sắc của đất?
A. Đá mẹ.
B. Khí hậu.
C. Sinh vật.
Câu 8: Nhân tố nào làm xói mòn, rửa trôi, hoà tan hoặc tích tụ chất hữu cơ của đất?
A. Đá mẹ.
B. Khí hậu.
C. Sinh vật.
Câu 9: Đất trên thế giới được chia làm những nhóm đất điển hình nào?
A. Đất pốt dôn, đất đen, đất đỏ vàng và đất xám.
B. Đất feralit, đất phù sa, đất đỏ vàng và đất mùn.
C. Đất phù sa, đất pốt dôn, đất xám và đất sét.
D. Đất đỏ vàng, đất sét, đất feralit và đất mặn.
Câu 10: Chất hữu cơ là thành phần quan trọng nhất của đất nhưng chỉ chiếm
A. 1%.
B. 3%.
C. 5%.
D. 7%.
Phần 2
Câu 1: Nhân tố nào có vai trò quan trọng trong sự hình thành các thảm thực vật?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Thực vật.
D. Con người.
Câu 2: Ở vùng khí hậu ôn đới lạnh phát triển thảm thực vật nào?
A. Rừng nhiệt đới.
B. Rừng thưa.
C. Rừng lá kim.
D. Rừng xích đạo.
Câu 3: Hiện nay có khoảng bao nhiêu loài thực vật đã được xác định trên thế giới?
A. 100.000 loài.
B. 200.000 loài.
C. 300.000 loài.
D. 400.000 loài.
Câu 4: Sinh vật trên thế giới có đặc điểm
A. đa dạng và phong phú.
B. giới hạn về thành phần loài.
C. tập trung ở khu vực đồng bằng.
D. phụ thuộc nhiều vào khí hậu.
Câu 5: Nhờ sự thích nghi cao với môi trường sống mà động vật có thể phân bố ở độ sâu khoảng
A. 10.000m ở đáy đại dương.
B. 11.000m ở đáy đại dương.
C. 12.000m ở đáy đại dương.
D. 13.000m ở đáy đại dương.
Câu 6: Hiện nay trên thế giới có khoảng bao nhiêu loài động vật?
A. 1.3 triệu loài.
B. 1.4 triệu loài.
C. 1.5 triệu loài.
D. 1.6 triệu loài.
Câu 7: Các đới thiên nhiên trên Trái Đất từ xích đạo về 2 cực lần lượt là
A. Đới lạnh, đới ôn hòa, đới nóng.
B. Đới ôn hòa, đới nóng, đới lạnh.
C. Đới nóng, đới lạnh, đới ôn hòa.
D. Đới nóng, đới ôn hòa, đới lạnh.
Câu 8: Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành các đới thiên nhiên?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Thực vật.
D. Con người.
Câu 9: Rừng nhiệt đới là
A. kiểu hệ sinh thái xavan cây bụi.
B. kiểu hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới.
C. kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ xavan cây bụi sang rừng rậm nhiệt đới.
D. kiểu hệ sinh thái chuyển tiếp từ hoang mạc, bán hoang mạc sang rừng rậm nhiệt đới.
Câu 10: Rừng mưa nhiệt đới thường phân bố ở đâu?
A. Nơi có khí hậu mưa ít, lạnh giá.
B. Nơi có khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều.
C. Nơi có khí hậu ấm áp, ẩm, mưa nhiều.
D. Nơi có khí hậu nóng, khô hạn.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK