Trang chủ Địa Lý Lớp 6 Giúp mih với mai mình thi gấp Cả ơn trước...

Giúp mih với mai mình thi gấp Cả ơn trước câu hỏi 1524386 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp mih với mai mình thi gấp Cả ơn trước

image

Lời giải 1 :

I. Trái Đất

- Vị trí của trái đất : ở vị trí thứ 3 trong số 8 hành tinh theo thứ tự xa dần mặt trời. Hình dáng : trái đất có dạng hình cầu. Kính thước : trái đất có kích thước rất lớn. Bán kính : 6370km, chiều dài đường xích đạo : 40076km.

- Kinh tuyến là những đường nối liền từ cực Bắc xuống cực Nam.  Vĩ tuyến là những đường tròn kéo dài từ Đông sang Tây.  Kinh tuyến gốc  là kinh tuyến 0 độ đi qua đài thiên văn GREENWICH ngoại ô thành phố Luân Đôn thủ đô nước Anh.  Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0 độ và cũng là đường xích đạo. Kinh tuyến đông là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc. Kinh tuyến tây là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. Vĩ tuyến Bắc là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.  Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

- ( giờ đã biết) “+”; “-” ( khoảng cách chênh lệch 2 múi giờ)-> “+” khi tính về phía đông, “-” tính về phía tây. Tính giờ các nước = giờ nước ta +/- số múi. Dấu “+” nếu nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta.

- Vận động tự quay quanh trục: 
+ Đặc điểm: 
~ quay từ tây -> đông ( ngược chiều kim đồng hồ ) 
~ thời gian tự quay quanh trục là 23h 56’04”. 
~ vận tốc quay lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2 cực. 
*Vận động quay quanh mặt trời của trái đất: 
+ Đặc điểm: 
~ Trái đất quay quanh mặt trời theo quỹ đạo hình Elip. 
~ Trong khi chuyển động trục trái đất luôn nghiêng 1 góc 66o33’ so với mặt phẳng quỹ đạo . 
~ Quay theo hướng từ tây -> đông. 
~ Thời gian Trái đất chuyển động quay quanh mặt trời: 365 ngày và 6giờ 56 phút 48 giây. 
giờ. 
~ Trái đất đến gần mặt trời nhất vào ngày 3/1 (điểm cận nhật) với khoảng cách 
147 Km (vận tốc 30,3 km/s), xa mặt trời nhất vào ngày 5/7 (điểm viễn nhật) với khoảng 
cách 152 km (vận tốc 29,3 km/s). 
~ Tốc độ chuyển động trung bình là 29,8km/s. 

- Do Trái Đất tự quay quanh trục từ Tây sang Đông nên khắp nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm. Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục còn làm cho các vật chuyển động trên bề mặt Trái Đất bị lệch hướng.

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

+ Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

+ Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C

+ Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.

- 6 lục địa là: Á-Âu, Phi, Nam Mĩ, Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực. - 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất.

- 4 đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. - Đại dương chiếm khoảng 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất. - Lục địa nằm ở nửa cầu bắc: Bắc Mĩ, Á-Âu. - Lục địa nằm ở nửa cầu nam: Nam Mĩ, Nam Cực, Ô-xtrây-li-a.

II. Các thành phần tự nhiên của Trái Đất

- Biện pháp hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:

 + Nghiên cứu, dự báo để sơ tán dân.

 + Xây nhà chịu chấn động.

 + .....

 - Ngoại lực là những lực được sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất như các nguồn năng lượng của gió, mưa, băng, nước chảy, sóng biển còn nội lực là lực được sinh ra ở bên trong Trái Đất thông qua các quá trình vận động, có xu hướng làm bề mặt TĐ nhô lên.

- Núi già được hình thành cách đây hàng trăm triệu năm, đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng.

- Núi trẻ được hình thành cách đây vài chục triệu năm, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

- Độ cao tuyệt đối của núi là độ cao được tính theo chiều thẳng đứng từ đỉnh núi tơi mặt nước biển.

- Độ cao tương đối là độ cao được tính theo chiều thẳng đứng từ chân núi đến đỉnh núi.

.

Thảo luận

-- cảm ơn bẹn
-- sao bn ko ấn cảm ơn mk
-- buồn quá à
-- nhóm mik đang đua top bạn nhé nên bạn cố lên ms vào dc
-- ????????
-- là sao?

Lời giải 2 :

Trái đất nằm ở vị trí thứ 3 trong hệ mặt trời theo thứ tự xa dần 

Trái đất có dạng hình cầu và có kích thước rất lớn.

kinh tuyến là:đường nối liền giữa hai điểm cực bắc và cực nam trên bề mặt quả địa cầu.

Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0 độ,đi qua đài thiên văn grin-uýt  ở ngoại ô thành phố luân đôn(

thủ đo nước anh)

vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0 đô(xixhs đạo)

kinh tuuyeens đông :những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.

kinh tuyến tây: nững kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc

vì chỗ để viết đáp án không đủ nên mình chỉ viết được từng này thôi

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK