Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Nêu cảm nhận về cảnh Đèo Ngang của bài thơ...

Nêu cảm nhận về cảnh Đèo Ngang của bài thơ Qua Đèo Ngang KO CHÉP MẠNG Ạ !!!! câu hỏi 1522079 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Nêu cảm nhận về cảnh Đèo Ngang của bài thơ Qua Đèo Ngang KO CHÉP MẠNG Ạ !!!!

Lời giải 1 :

Đây bn

image
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

        Văn thơ là phẩm giá, là tâm hồn, là nơi mang đầy những tâm tư của con. Nơi đó không phân biết cao sang, thấp hèn, không đánh giá vẻ ngoài con người. Nhưng trong xã hội Trung cổ thời xưa, học hành, thi cử lại chỉ dành cho nam. Là phụ nữ thì họ sẽ phải lam lũ với những công việc chân tay, tuyệt đối không được động đến sách vở hay thi cử. Vậy mà trong thời kì khắc nghiệt ấy, vẫn còn có những người phụ nữ học rộng tài cao được người đời kính nể. Nổi danh thời đó không thể không nhắc đến nữ sĩ với văn thơ điêu luyện, sâu sắc mà cổ kính trang nhã - bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm bà để lại cho đời dù không nhiều nhưng bài nào cũng rất đặc sắc và ấn tượng. Tiêu biểu là tác phẩm với thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật vô cùng nổi tiếng của bà Huyện Thanh Quan được sáng tác lúc bà đến kinh thành nhậm chức.

        Mở đầu bài thơ, bằng ngòi bút điêu luyện của mình, khung cảnh chốn Đèo Ngang lúc chiều hoàng hôn như hiện lên trước mắt chúng ta :

                      "Bước tới đèo ngang bóng xế tà,

                       Cỏ cây chen lá, đá chen hoa"

Chỉ bằng hai câu thơ đơn giản mà tinh tế, tác giả đã khắc họa nên khung cảnh chiều tà khi bà vừa đặt chân đến Đèo Ngang. Cụm từ "xế tà" ở đây là chỉ lúc mà mặt trời xuống núi, nhường chỗ cho man đêm bao phủ, là khoảng thời gian gợi lại cho ta chút gì đó man mác buồn như đang nuối tiếc điều gì đó. Phải chăng tác giả chọn khoảng thời đẹp mà buồn ấy để nhấn mạnh với độc giả sự hiu quạnh, vắng vẻ nơi đây? Nổi bật hơn cho sự hoang vắng đó, tác giả đã sử dụng điệp từ "chen" để miêu tả nét sống động của trong bức tranh phong cảnh si tình này. Nơi mà hoa, cỏ, lá phải chen chúc nhau sống trong một môi trường trông thật lạnh lẽo. Chen chúc, um tùm như vậy nên có lẽ nơi đây thực sự thiếu đi hơi ấm con người. Bà Huyện Thanh Quan thân là nữ lại phải một mình đặt chân lên nơi đất khách như vậy, tâm trạng của bà chắc phải cô đơn biết nhường nào.

        Con người trong mỗi bài thơ đều là sự hiện diện khiến cho cảnh vật rực rỡ, đầy sức sống hơn, nhưng trong những lời thơ của bà thì lại không:

                       " Lang thang xuống núi tiều vài chú

                         Lác đác bên sông chợ mấy nhà "

Phải chăng vì sự hoang vắng nơi đây mà bà đã đánh tầm mắt ra xa hơn, mong mỏi một sự sống nhộn nhịp nào đó.Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dần thêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vài chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. "Lom khom" lại càng làm cho chúng ta thấy được sự vất vả của những chú tiều phu đó cùng một chút cảm giác u buồn, thê lương. Mỗi khi nói đến chợ, mọi người sẽ liên tưởng đến một chỗ tấp nập, ồn ào. Chợ là tượng chưng cho sự náo nhiệt và đầy rẫy những âm thanh ráo riết nhưng tại Đèo Ngang, chợ chỉ có lác đác vài nhà. Hai câu thơ trên đã ghim sâu trong lòng độc giả nỗi hoang vắng thiếu đi bóng người đó. Trong khi con người ở những bài thơ khác làm cho khung cảnh tươi đẹp và đầy sắc màu hơn thì trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan, sự sống con người lại như làm cho quang cảnh thêm lạnh lẽo,u tối hơn mà thôi.Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làm cảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưa thớt xa vắng hơn.

        Nếu trong hai câu thơ trên bà đã miêu tả sâu sắc về quang cảnh cô đơn, hoang vắng chốn Đèo Ngang thì trong hai câu thơ tiếp theo, bằng vốn từ cùng sự tài năng của mình, bà đã làm tăng sự cô đơn đó lên gấp bội chỉ bằng âm thanh:

                       “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

                        Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”

Nghe tiếng chim rừng mà tác giả thấy nhớ nước, nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dường như nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nhà thơ da diết không thôi. Bà là một nữ nhi nên nhớ nước nhớ nhà nhớ chồng nhớ con là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Cụm từ "Nhớ nước" đã thể hiện lên một nỗi niềm hoài cổ, phải chăng bà đang hồi tưởng lại một thời kì huy hoàng đã qua ủa dân tốc ta, thời kì nhà Lê hùng mạnh phát triển đất nước ta tiến bộ vượt bậc. Câu thơ thể hiên một sự hoài niệm, nhớ thương sâu thẳm trong trái tim bà. Không chỉ là một nữ sĩ tài năng, bà còn là một người yêu nước, mang nặng nỗi niềm với đất nước vô cùng.Thủ pháp lấy động tả tĩnh được khai thác đã khắc hoạ thêm cái u sầu của bài thơ.Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều trở nên dịu vợi. Còn tiếng "gia gia" là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi "thương nhà". Thương nhà ở đây có lẽ là nỗi nhớ thương đất nước trong quá khứ hào hùng hay cũng là thương cho sự đổi thay, sự lụi tàn của quê hương. Những xúc cảm của thi sĩ được bộc lộ một cách trực tiếp bằng hai câu luận. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp với biện pháp nhân hóa " đau lòng" "mỏi miệng" cùng chuyển đổi cảm giác từ nỗi lòng thành tiếng thương tạo ấn tượng mạnh đã cho ta thấy bức tranh ấy không chỉ là cảnh vật mà còn là bức tranh tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan với tình yêu thương nước nhà.

        Đoạn kết, hai câu thơ mang nặng tâm tư, ý nghĩa trữ tình đã là dấu hết cho cả một kiệt tác:                        “Dừng chân đứng lại trời non nước

                  Một mảnh tình riêng ta với ta”

Cảnh vật đồ sộ, hùng vĩ hiện lên ở đỉnh núi thật khiến nhà thơ đứng chôn chân không muốn rời. "Trời" thì xa, "non" thì cao, "đất" thì sâu thăm thẳm.Nhưng đứng trước không gian rộng lớn như vậy, giữa chốn Đèo Ngang này chỉ còn "một mảnh tình riêng, ta với ta". "Một mảnh tình riêng" ấy phải chăng là nỗi lòng của người xa xứ, là tâm trạng của phận nữ nhi một mình chơi vơi giữa chốn hiu quạnh. "Ta với ta", cụm từ như một nỗi đau tâm sự giấu kín.“Một mảnh tình riêng ta với ta” – ta đối diện với chính mình giữa đất trời rộng lớn, mỗi chữ viết ra đều mang một nỗi niềm đơn điệu, diễn tả sự cô đơn tột cùng của bà nơi đất khách quê người.

        Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, thi nhân đã bộc lộ được những tâm tư, nỗi niềm thầm kín. Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua bài thơ, ta mới thấy nét đẹp của những khung cảnh si tình mà hùng vĩ, mang đượm nét buồn khó tả. Phải chăng đó là nỗi nhớ nhà da diết, nỗi cô đơn thầm lằng của bà

                    Chúc bạn học tốt <3

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK