Bài Làm :
1. Tả một người thân đang làm việc
Hôm nay là ngày chủ nhật, cả nhà quây quần bên nhau rất vui vẻ, em cùng mẹ ra ngoài vườn làm cỏ và trồng một vài luống rau, nói là làm cùng mẹ nhưng thực ra mẹ đã làm hết tất cả mọi thứ, còn em chỉ biết đứng nhìn mẹ làm việc.
Mẹ mặc bộ quần áo lao động đã cũ kĩ và bạc màu, chân đi đôi ủng thấp cổ, tay đeo găng tay vải và cầm theo một cái cuốc, một chiếc liềm, đầu đội chiếc nón lá, xong xuôi mẹ bắt đầu ra vườn làm cỏ. Những đám cỏ to, mọc rậm rạp mẹ phải lấy cuốc rẫy, hai tay mẹ cầm cuốc, hơi khom lưng, mẹ rẫy rất khéo chỉ đủ làm bật rễ của cây cỏ lên mà không bị cuốc vào đất, rẫy đến đâu mẹ lại lấy chân đá vào đám cỏ đã rẫy cho tơi đất ra khỏi rễ. Có những cây cỏ nhỏ mọc xen kẽ với rau không thể dùng cuốc rẫy thì mẹ lấy liềm để nhổ sạch sẽ. Mẹ ngồi làm cỏ giữa trời nắng, mồ hôi nhễ nhại, từng hạt mồ hôi lăn từ trên trán xuống đến cằm của mẹ, mồ hôi làm ướt tóc, ướt cả tấm lưng áo mẹ đang mặc. Dù mẹ mệt nhưng vẫn nói chuyện với em rất vui vẻ, cứ lúc nào mẹ ngồi nghỉ em lại mang quạt và nước mát ra cho mẹ uống. Rồi mẹ trồng những cây rau xà lách tí hon, tay mẹ khéo léo tách từng cây con ra rồi bới đất, vùi rễ xuống, nén đất cho thật chặt để cây không bị đổ. Sau khi mẹ trồng xong đã có một luống rau xà lách xanh tươi mơn mởn, cây nào cây ấy trông cứng cáp hơn hẳn.
Xong việc ngoài vườn quần áo mẹ lấm lem đất, cỏ, ướt đẫm mồ hôi, thế nhưng mẹ lại cảm thấy rất vui vì được làm vườn.
2. Tả ngôi trường của em
Ngôi trường của em chính là trường THCS Bình Minh. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.
Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần.
Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.
Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hãy những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “5 điều bác Hồ dạy” và “Tiên học lễ hậu học văn”.
Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua “dạy tốt học tốt’ của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.
Sau này, dù có xa mái trường thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè .
Hôm nay trời chuyển giông, bên ngọn đèn dầu, mẹ ngồi cặm cụi may xong chiếc áo trắng để mai em có áo đi học.
Trời đêm lạnh, vậy mà mẹ vẫn cứ thức để làm cho xong chiếc áo trắng. Ngoài trời gió rít, sấm nổ ầm ầm, mưa càng nặng hạt. Mưa rơi trên mái tôn nghe lộp độp. Phía sau nhà, gió thổi lũy tre chạm vào nhau cót két. Em đang thiu thiu ngủ, chợt nhớ đến mẹ. Vì khi trời sập tối, em trở bệnh cúm nên vào ngủ trước. Lúc này trời tối đen như mực, không còn thấy vật gì nữa.
Bên ngọn đèn dầu mờ ảo, mẹ đang chăm chú may. Mẹ ngồi trên giường cạnh nơi em đang nằm. Mẹ cầm chiếc áo trắng đặt trên đầu gối, xâu kim xong mẹ bắt đầu may. Tay phải mẹ cầm lấy kim, tay trái cầm múi vải. Đôi tay cứ đưa lên đưa xuống theo nhịp khâu. Thỉnh thoảng mẹ lại lấy tay vuốt phẳng vải để may. Chợt mẹ mỉm cười, em cứ tưởng rằng mẹ em biết em thức. Nhưng mẹ lại im lặng khiến em mỉn cười gọi thầm trong lòng: “Mẹ ơi, con gái mẹ đây!” .
Thấy chiếc chăn tuột khỏi người em, mẹ lại cẩn thận giũ ra rồi đắp lại cho em. Lúc này em như được tiếp thêm hơi ấm của mẹ. Mái tóc của mẹ buông xõa xuống, trông mặt mẹ càng hiền từ biết bao. Ôi! Em muốn được ngồi dậy để cùng làm với mẹ. Em không sao chợp mắt được vì những câu hỏi dồn dập tới: “ Mẹ nghĩ gì thế nhỉ? Mẹ thức khuya thế có mệt không?”. Cây tre đầu hè sà vào bên của sổ như muốn trả lời: “ Mẹ nghĩ về em đó, nên mẹ chẳng mệt đâu”. Chiếc áo sắp được hoàn thành thì trời đã khuya.
Sáng dậy, em mặc chiếc áo vào như mặc bao tình thương của mẹ. Mẹ đã thức gần trắng một đêm để làm xong chiếc áo cho em. Thế là em có áo đẹp đi học. Mẹ đã không quản ngại vất vả để chăm lo cho em trong mọi sinh hoạt, học tập cũng như nhu cầu cuộc sống. “ Mẹ làm gì nhiều cho vất vả ?”. Có một buổi tối em hỏi mẹ như thế, mẹ đáp: “ Hôm nay mẹ vất vả nhưng mai sau con được sung sướng”. Câu trả lơi của mẹ khiến em xúc động. Em tự hứa với lòng mình học tập thật giỏi, lao động thật tốt để không phụ công lao nuôi dạy của bố, mẹ và các thầy giáo, cô giáo.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK