Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 chứng minh tính đúng đắncủa câu tục ngữ "thương người...

chứng minh tính đúng đắncủa câu tục ngữ "thương người như thể thương thân",giúp mình với ạ,đừng lấy mạng ạ:( câu hỏi 4460036 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

chứng minh tính đúng đắncủa câu tục ngữ "thương người như thể thương thân",giúp mình với ạ,đừng lấy mạng ạ:(

Lời giải 1 :

Đáp án+Giải thích các bước giải: Hình ảnh

 Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây
dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu
chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lòng
sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo
lí qua ca dao, tục ngữ mà câu : Thương người như thể thương thân là một ví dụ
điển hình.
Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau
(thương thân) trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước ( thương người). Đặt hai
vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do
vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ.
Thế nào là thương thân ? Thương thân là thương mình, xót xa cảm thán
cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và
lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ.
Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương
bản thân một cái thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ ích kỉ
( chỉ biết mình ), không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất
cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỉ thường đi đôi với hại nhân (lợi mình, hại
người) rất đáng bị lên án.
Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh
em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như
thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm
thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta đã từng trải qua đớn đau, bệnh
hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy
thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.
Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là chuyện
dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi
sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính
lâu dài.

 Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Thật đơn giản
vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha con, vợ
chồng, anh em...Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau.
Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta đã dạy dỗ con cháu từ thưở còn trứng nước
bằng những lời ru êm dịu bèn nôi: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng
một mẹ chở hoài đá nhau. Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở
hay đỡ đần, Chị ngã em nâng, Tay đứt ruột xót...
Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ : Phụ tử tình thâm, Công cha như núi
Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con...Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sữa
ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi
chúng ta.
Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc, người miền
Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng....đều là
dân tộc Việt Nam bởi bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh
truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng
đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.
Tại sao chúng ta nên sống theo tinh thần của câu tục ngữ Thương người
như thể thương thân?
Để có thể sống một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa, mỗi cá nhân phải hòa nhập
cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu:
Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay Sông có khúc, người có lúc ý nói là
trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết
mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình.
Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu
có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng triệu tấm lòng hướng về an
ủi, động viên cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm
việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo các
nhà doanh nghiệp đến bộ đội, công nhân, nông dân, học sinh, nhà thương,

 những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô
đơn...
Trong những năm gần đây, chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên các
trường đại học mang kiến thức và khoa học kĩ thuật đến cho đồng bào miền
núi, vùng sâu vùng xa đã có những kết quả tốt. Chiến dịch xóa cầu khỉ ở đồng
bằng Nam Bộ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đem lại niềm vui
cho những trẻ em tật nguyền, bất hạnh...Tất cả dẫn chứng sinh động trên đã
chứng minh cho sức mạnh của tình yêu thương con người.
Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã đúc kết lại một trong
những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam, đồng thời là lời khuyên chí
tình đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên
ghế nhà trường.
Trong thời đại mới, trong xu thế hòa nhập toàn cầu thì tình giai cấp, tình
dân tộc đã mở rộng thành tình yêu thương nhân loại. Tin rằng trong tương lai
không xa, lòng nhân ái sẽ xóa bỏ hận thù, đẩy lùi cái ác, để trái đất này mãi mãi
một màu xanh, hòa bình và hạnh phúc.

@chinguyen6778
#NHATNGUYEN

*Đừng quên vote 5 sao + TLHN để giúp mình có thêm động lực nhé! Chúc bạn học tốt ạ!*

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK