Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du là một trong những kiệt tác của nền văn học trung đại nói riêng và cả nền văn học Việt Nam nói chung. Không chỉ tái hiện cuộc đời và số phận của Thúy Kiều trong mười lăm năm lưu lạc mà ngòi bút Nguyễn Du còn khắc họa đầy sinh động chân dung, tính cách những nhân vật gắn liền với cuộc đời chìm nổi của nàng. Một trong số những nhân vật gắn liền với cuộc đời đời sóng gió của Kiều là Từ Hải. Từ Hải là người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất” vẻ đẹp và chí khí của nhân vật này được tập trung thể hiện rất rõ trong đoạn trích Chí khí anh hùng của Truyện Kiều.
Sự xuất hiện của Từ Hải như ngọn gió tươi mát vào cuộc đời vốn nhiều bế tắc của Thúy Kiều. Từ Hải hoàn toàn là người anh hùng mang vẻ đẹp lý tưởng khi mang trong mình sự mạnh mẽ, khí khái hơn người, đặc biệt là chàng có đủ khả năng để che chở, bảo bọc và tìm lại sự công bằng cho Thúy Kiều. Và sau tất cả Kiều cần nhất chính là một người đàn ông như Từ Hải, vừa làm tri âm tri kỷ vừa là bậc trượng phu đáng để dựa dẫm, yêu thương. Tuy nhiên, Từ Hải không phải mẫu đàn ông có thể cam chịu cuộc sống điền viên, bó buộc nơi cửa nhà chật chội, dù rằng ở đó có bậc hồng nhan đang chờ đợi.
“Nửa năm hương lửa đương nồng
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”
Sau nửa năm sống êm ấm, hạnh phúc cùng Thúy Kiều, Từ Hải đã quyết chí đường đi tìm công danh. Từ “thoắt” thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ trong suy nghĩ của người anh hùng, “động lòng bốn phương” càng làm bật lên tầm vóc, sức mạnh và hoài bão lập công danh của người anh hùng
“Trông vời trời bể mênh mang
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”
Hai câu thơ tiếp càng thể hiện khí khái và phẩm chất anh hùng của Từ Hải. “trông vời” cái nhìn rộng lớn, sáng suốt, “lên đường thẳng rong” gợi ra tư thế hiên ngang, hành động dứt khoát không vướng bận. Hình ảnh Từ Hải ra đi đơn độc, chỉ có một thanh gươm, một con ngựa bộc lộ phẩm chất anh hùng, dù gian khó nhưng ý chí mạnh mẽ, dám thách thức cả núi sông, không hề sợ hãi trước những chông gai thách thức đang chờ phía trước.
Trước quyết tâm của Từ Hải, Thúy Kiều đã xin theo cùng để nâng khăn sửa áo, đồng cam cộng khổ với chàng:
“Nàng rằng phận gái chữ tòng
Chàng đi, thiếp cũng một lòng xin đi”
Từ Hải thấu hiểu suy nghĩ và tình cảm của Thúy Kiều nhưng vẫn dứt khoát từ chối “Tâm phúc tương tri/Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”. Đó là một câu hỏi, cũng đồng thời là lời khuyên bảo giai nhân vượt qua tình cảm nữ nhi thường tình, mong nàng thấu hiểu, trở thành hậu phương vững chắc. Từ Hải cũng thể hiện tấm lòng yêu thương, ân cần đối với Thúy Kiều khi bộc lộ những mong ước, tráng chí của bản thân để làm yên lòng nàng:
“Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”
Từ Hải ra đi với hai bàn tay trắng nhưng lại mang theo quyết tâm khải hoàn trở về cùng một đội quân tinh nhuệ, chiêng trống, rộn rã khắp nẻo đường. Những từ “mười vạn tinh binh”, “dậy đất”, “rợp đường” đều thể hiện sự hùng tráng, khí thế mạnh mẽ, huy hoàng khi lập chiến công hiển hách trở về quê hương. “làm cho rõ mặt phi thường” càng thể hiện được sự thông tuệ, tự ý thức được khả năng của Từ Hải và ý chí muốn phát huy, bộc lộ tài năng cũng như không cô phụ sự kỳ vọng của hồng nhan.
Câu nói “Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia” chính là lời hứa hẹn, an ủi có sức nặng khiến Thúy Kiều được yên lòng, vững dạ ở nhà chờ đợi chàng trở về cùng xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc. Thêm vào đó, Từ Hải cũng thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng yêu thương lo lắng cho người phụ nữ của mình:
“Bằng nay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận biết là đi đâu”
Trong những ngày đầu còn khó khăn, Thúy Kiều theo Từ Hải chắc chắn phải chịu cảnh nay đây mai đó mà phận nữ nhi yếu đuối sẽ phải chịu nhiều vất vả, hơn nữa có thể trở thành gánh nặng cho Từ Hải, cản trở nghiệp lớn. Sợ giai nhân phiền lòng, Từ Hải cũng đã để lại cho nàng một lời hứa hẹn:
“Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì”
Mốc thời gian một năm sau đã thể hiện quyết tâm phải thành công, mau chóng gây dựng được sự nghiệp, cơ đồ vẻ vang, để không phụ lòng Kiều cũng chẳng phụ lại chí nam nhi trong trời bể. Tầm vóc, sự kiên định, mạnh mẽ ấy của Từ Hải thực xứng đáng bậc anh hùng, cũng là mẫu hình nam nhi lý tưởng, hội tụ đủ những phẩm chất tốt đẹp, xứng với tình yêu của Thúy Kiều.
Sau những lời an ủi, động viên, từ biệt với người vợ kết tóc, Từ Hải nhanh chóng lên đường “Quyết lời dứt áo ra đi”, không chút do dự, lần nữa. Câu thơ “Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi” như là lời dự đoán trước về cơ đồ hiển hách mà Từ Hải sắp đạt được trong tương lai, thứ công danh vẻ vang ấy sẽ làm rung chuyển trời đất, mà người anh hùng lại trở thành vương của cả một cõi đất trời. Không chỉ thế, Nguyễn Du dùng hình ảnh cánh chim bằng đạp gió mây bay vượt lên trên biển cả, còn thể hiện tầm vóc to lớn, tráng chí vươn tầm vũ trụ của Từ Hải, đề cao vẻ đẹp phẩm chất phi thường của chàng trong công cuộc ra đi tìm công danh sự nghiệp với núi sông, làm hoàn mỹ thêm hình tượng người anh hùng xuất chúng trong xã hội cũ. Thể hiện ước mơ về một bậc vĩ nhân có thể đứng lên dẹp loạn, nắm trong tay cán cân công lý, trừ gian diệt ác, bảo vệ những con người yếu đuối, lầm than.
Chí khí anh hùng là một đoạn trích hay và đặc sắc trong Truyện Kiều khi Nguyễn Du tập trung vào khai thác một nhân vật gắn liền với cuộc đời Kiều bằng những nét vẽ lý tưởng, hoàn hảo cả về ngoại hình lẫn phẩm chất. Đặc biệt nổi bật là phẩm chất đáng quý của người anh hùng, khi ở Từ Hải ta thấy được những khát khao làm nên nghiệp lớn vẻ vang với trời đất, mong muốn khẳng định bản thân trong xã hội, cách suy nghĩ thấu đáo, lối cư xử dứt khoát, mạnh mẽ, phân biệt rạch ròi giữa tình cảm và lý trí.
Đoạn trích “Chí khí anh hùng” đã khắc họa rõ nét, sống động nhất về Từ Hải, một con người anh hùng xuất chúng có khát vọng, hoài bão cao đẹp, một đấng trượng phu có bản lĩnh, quyết tâm và sự tự tin. Rơi vào tay Bạc Bà, lần thứ hai, Kiều lại rơi vào chốn lầu xanh. Nàng sống trong tâm trạng chán chường, đầy tuyệt vọng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK