Giống nhau
+Đều là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân theo kiểu mới. Nằm trong chiến lược toàn cầu phản cách mạng của Mỹ trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
+Đều có chung mục tiêu là chống phá cách mạng miền Nam Việt Nam, biến miền Nam nước ta thành thuộc địa kiểu mới để làm căn cứ quân sự cho Mỹ.
+Cả 2 cuộc chiến tranh đều có sự tham gia và chi phối tiền của, vũ khí, cố vấn quân sự của Mỹ.
+Cả 2 đều bị thất bại.
Khác nhau
1. Về âm mưu
– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: “dùng người Việt đánh người Việt”
– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Mĩ giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy ta trở về thế phòng ngự, bị động.
2. Về thủ đoạn và hành động
– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: “Ấp chiến lược” được coi như “xương sống”
– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Thực hiện chiến lược hai gọng kìm “tìm diệt” và “bình định”
3. Về lực lượng tham gia
– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Lực lượng chủ lực là quân đội Sài Gòn, có sự hỗ trợ của cố vấn quân sự Mỹ
– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Quân đội Mỹ, quân đồng minh và quân đội Sài Gòn. Nhưng chủ yếu là quân đội Mỹ và quân đồng minh.
4. Về địa bàn
– Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”: Miền Nam
– Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”: Bình định miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
$\text{*Ảnh}$
$\text{@TriLeCongTri}$
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK