Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt...

1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy? 2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có g

Câu hỏi :

1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy? 2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì? 3. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần vượt qua thử thách trong truyện “Thạch Sanh”. 4. Hãy chỉ ra sự đối lập trong truyện “Thạch Sanh” giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông. 5. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: chi tiết tiếng đàn và chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”. 6. Từ văn bản “Thạch Sanh”, hãy trình bày suy nghĩ của em về quan điểm cái thiện luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng luôn chiến thắng sự bất công?

Lời giải 1 :

1) Văn bản Thạch Sanh thuộc phương thức biểu đạt là Tự Sự, kể theo ngôi kể thứ 3

2) Thạch Sanh là do Ngọc Hoàng sai thái tử xuống đầu thai làm con cho 1 gia đình vợ chồng già, bà mẹ mamg thai nhiều năm mới sinh, vừa lớn thì mẹ chết sống bằng nghề kiếm củi, được thiên thần dạy cho các môn võ nghệ. Thể hiện điều : nhân vật có sự ra đời và lớn lên khác thường sẽ lập được nhiều chiến công

3) Thạch Sanh là người : thật thà, dũng cảm, có lòng vị tha

4) Giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, chính nghĩa và gian tà

5) Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, nhờ có tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, Lý Thông bị trừng phạt, tiếng đàn làm cho 18 nước chư hầu xin hàng. Tiếng đàn tượng trưng cho sực mạnh chính nghĩa

Niêu cơm tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta

6)  Cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng sẽ luôn luôn chiến thắng sự bất công

Học tốt nhé

Cho mik câu trả lời hay nhất nha O(≧▽≦)O

Thảo luận

Lời giải 2 :

xin hay nhất

1. Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt nào và được kể theo ngôi kể thứ mấy?

Trả lời: Văn bản “Thạch Sanh” thuộc phương thức biểu đạt tự sự và được kể theo ngôi kể thứ ba

2. Trong văn bản “Thạch Sanh”, sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy theo em nhân dân muốn thể hiện điều gì?

Trả lời:

  • Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có sự khác thường là:
    • Do Ngọc Hoàng sai Thái tử xuống đầu thai làm con.
    • Vừa khôn lớn, Thạch Sanh mồ côi, phải sống trong túp lều cũ dưới gốc đa làm nghề đốn củi. 
    • Thạch Sanh được thiên thần dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.
  • Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh với những chi tiết khác thường, nhân dân đã tạo sự hấp dẫn cho câu chuyện qua sự khởi đầu kì lạ. Những nhân vật ra đời và lớn lên khác thường sau này sẽ lập được nhiều chiến công vĩ đại . Thạch Sanh là con của người dân thường, mồ côi và sống cuộc sống nghèo khổ. Tuy nhiên điều đó không làm người ta hèn nhát mặc cảm mà Thạch Sanh đã mang trong mình dòng máu nam nhi của người dũng sĩ. Nghèo khổ vẫn nghĩa hiệp là điều nhân dân muốn gửi gắm ở Thạch Sanh.

3. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì qua những lần vượt qua thử thách trong truyện “Thạch Sanh”.

Trả lời:Qua thử thách, Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp. Đó là sự chất phác, thật thà, vị tha, đặc biệt là sự dũng cảm và tài năng khác người. Đồng thời cũng thể hiện sự nghĩa khí, luôn đấu tranh chống lại cái ác.

4. Hãy chỉ ra sự đối lập trong truyện “Thạch Sanh” giữa hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông.

Trả lời:

Hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông đối lập nhau một cách toàn diện, sâu sắc:

Thạch Sanh                                                       Lí thông                  

- Thiện                                                          - Ác

- Thực thà, trung hậu                                   - Lừa đảo, dối trá

- Cao thượng                                                - Thấp hèn

 - Anh hùng                                                   - Bạo ngược

- Luôn cứu giúp người                                   - Chỉ biết hại người

5. Em hãy nêu ý nghĩa của chi tiết thần kì: chi tiết tiếng đàn và chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu trong truyện “Thạch Sanh”.

Trả lời:

- Ý nghĩa tiếng đàn của Thạch Sanh:

+ Tiếng đàn giải oan cho Thạch Sanh, vạch mặt Lí Thông. ⟹ Tiếng đàn công lý.

+ Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. ⟹ Tiếng đàn yêu chuộng hòa bình, chính nghĩa.

- Ý nghĩa niêu cơm thần kì: tượng trưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hòa bình của nhân dân.

6 .Cái thiện sẽ luôn luôn chiến thắng cái ác, sự công bằng sẽ luôn luôn chiến thắng sự bất công là một quan niệm không thể sai được bởi vì nó là biểu tượng của sự công lí

học tốt



Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK