a - Danh từ :
- Có khả năng kết hợp với các từ chỉ số lượng như : mọi, một, hai, ba, những, các,... ở phía trước ( những tình cảm, những khái niệm, những lúc, những nỗi đau,...)
- DT kết hợp được với các từ chỉ định : này, kia, ấy, nọ ,đó,... ở phía sau ( hôm ấy, trận đấu này, tư tưởng đó,... )
- DT có khả năng tạo câu hỏi với từ nghi vấn “ nào” đi sau ( lợi ích nào ? chỗ nào? khi nào?...)
- Các ĐT và TT đi kèm : sự, cuộc, nỗi, niềm, cái,... ở phía trước thì tạo thành một DT mới ( sự hi sinh, cuộc đấu tranh, nỗi nhớ, niềm vui,...)
- Chức năng ngữ pháp thay đổi cũng cũng dẫn đến sự thay đổi về thể loại:
V.D: Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ. ( sạch sẽ (TT) đã trở thành DT )
b - Động từ :
- Có khả năng kết hợp với các phụ từ mệnh lệnh : hãy , đừng , chớ,... ở phía trước ( hãy nhớ, đừng băn khoăn, chớ hồi hộp,...)
- Có thể tạo câu hỏi bằng cách đặt sau chúng từ bao giờ hoặc bao lâu (TT không có khả năng này) (đến bao giờ? chờ bao lâu?...)
c - Tính từ :
- Có khả năng kết hợp được với các từ chỉ mức độ như : rất , hơi, lắm, quá, cực kì, vô cùng,... (rất tốt, đẹp lắm,...)
* Lưu ý : Các ĐT chỉ cảm xúc ( trạng thái ) như : yêu, ghét, xúc động,... cũng kết hợp được với các từ :rất, hơi, lắm,.... Vì vậy,khi còn băn khoăn một từ nào đó là ĐT hay TT thì nên cho thử kết hợp với hãy, đừng, chớ,...Nếu kết hợp được thì đó là ĐT.
d-số từ
-Khi biểu thị số lương của sự vật số từ thường đứng trước danh từ
-Khi biểu thị thứ tự số từ thường đứng sau danh từ
-Cần phân biệt số từ với những danh từ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
e-Lượng từ
-Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
-Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể :cả ,tất cả , tất thảy
-Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những , các , mỗi ,từng
f-Phó từ
-gồm các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.
– Phó từ chỉ đi kèm và bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ nhưng không thể đi kèm với danh từ.
Chia Làm hai loại
– Phó từ đứng trước động từ, tính từ. Có tác dụng làm rõ nghĩa liên quan đến đặc điểm, hành động, trạng thái,…được nêu ở động – tính từ như thời gian, sự tiếp diễn, mức độ, phủ định, sự cầu khiến.
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ. Thông thường nhiệm vụ phó từ sẽ bổ sung nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng.
g-Chỉ Từ
- Trong một câu nói, chỉ từ làm nhiệm vụ đó là phụ ngữ cho cụm danh từ.
Ví dụ: Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, có một cô gái vô cùng xinh đẹp.
“Nọ” là chỉ từ đứng sau danh từ làm phụ ngữ cho danh từ “ngôi làng”.
– Một số trường hợp khác chỉ từ còn đứng ở chủ ngữ, vị ngữ hoặc trạng ngữ.
Ví dụ: + Ngày ấy, em bé được sinh trong một ngôi làng hẻo lánh.
“Ấy” đóng vai trò là trạng ngữ chỉ thời gian trong câu.
+ Người đàn ông đó là mẫu hình lý tưởng của biết bao cô gái.
“Đó” đóng vai trò làm chủ ngữ trong câu.
Chúc bạn ôn tập thật tốt !
1
Danh từ
- Chủ yếu làm chủ ngữ
- Làm vị ngữ thường có từ là đứng trước
2
Động từ
- Chủ yếu làm vị ngữ
- Nếu làm chủ ngữ sẽ mất khả năng kết hợp với từ: Đã, sẽ, đang
3
Tính từ
- Làm chủ ngữ
- Làm vị ngữ
4
Số từ
- Đứng trước danh từ khi biểu thị số lượng
- Đứng sau danh từ khi biểu thị thứ tự
5
Lượng từ
- Lượng từ đứng trước danh từ
6
Chỉ từ
- Mở rộng nghĩa cho danh từ
7
Phó từ
- Làm định ngữ
- Làm bổ ngữ
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK