Trang chủ Địa Lý Lớp 6 Câu 1 : Các phương hướng trên bảng đồ? Câu...

Câu 1 : Các phương hướng trên bảng đồ? Câu 2 : Kinh tuyến, vĩ tuyến và kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc là gì? Câu 3 : Kề tên 6 lục địa, 6 châu lục? Câu 4 : Cấu tạ

Câu hỏi :

Câu 1 : Các phương hướng trên bảng đồ? Câu 2 : Kinh tuyến, vĩ tuyến và kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc là gì? Câu 3 : Kề tên 6 lục địa, 6 châu lục? Câu 4 : Cấu tạo của trái đất gồm mấy lớp? Nhiệt độ, trạng thái của từng lớp? Câu 5 :Độ cao tuyệt đối, độ cao tương đối ? Câu 6 : Nội lực, ngoại lực là gì? Câu 7 : Núi già, núi trẻ là gì? Câu 8 : Bình nguyên, cao nguyên là gì? Câu 9 : Chuyển động của trái đất xoay quanh mặt trời mất bao nhiêu thời gian, theo hướng nào? Ai trả lời đc hết cho 50 điểm, nhanh gọn lẹ là ok!

Lời giải 1 :

Câu 1: -Các phương hướng trên bản đồ: Gồm 8 hướng chính :

   Hướng Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Tây, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.

Câu 2:

- Kinh tuyến là một nửa đường tròn trên bề mặt Trái Đất, nối liền hai Địa cực, có độ dài khoảng 20.000 km, chỉ hướng Bắc-Nam và cắt thẳng góc với đường xích đạo.

- Vĩ tuyến là những đường tròn vuông góc với kinh tuyến, nhỏ dần xích đạo đến cực.

- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến 0 độ đi qua đài thiên văn Greenwich của Anh.

​- Vĩ tuyến gốc là vĩ tuyến 0 độ hay còn gọi là xích đạo.

Câu 3:

- Thế giới có 6 lục địa : Á-Âu, Phi, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Nam Cực.

- Thế giới có 6 châu lục : châu Á, châu Âu, châu Phi, Châu Mĩ, châu Nam Cực, châu Đại Dương.

Câu 4 :

- Cấu tạo của trái đất gồm 3 lớp : lớp trung gian, vỏ và lõi Trái Đất.

-Lõi : vật chất bên trong rắn, bên ngoài lỏng, nhiệt độ khoảng 5000 độ C.

-Lớp trung gian : dày gần 3000km, từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 đến 4700 độ C.

-Lớp vỏ Trái Đất :là lớp ngoài cùng, dày, vật chất rắn chắc, nhiệt độ càng xuống sâu càng tăng dần tối đa 1000 độ C.

Câu 5 :

- Độ cao tương đối của 1 điểm là độ cao của điểm đó so với một mốc do ta tự chọn. 

- Độ cao tuyệt đối là khoảng cách từ một điểm trên mặt đất dọc theo đường dây dọi đến mực nước chuẩn "0".

Câu 6 :

-Nội lựclực được sinh ra ở bên trong Trái Đất.

-Ngoại lực là phát sinh ở bên ngoài, trên bề mặt trái đất. nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là : nguồn năng lượng của bức xạ mặt trời. Nội lực là lực tác dụng từ bên trong trái đất tác dụng ra ngoài bề mặt trái đất.

Câu 7 :

- Núi già là núi hình thành cách đây hàng trăn triệu năm, thường có đỉnh bằng, sườn thoải, thung lũng rộng.

Núi trẻ thường có đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu, mới được hình thành cách đây khoảng vài chục triệu năm.

Câu 8 :

- Bình Nguyên là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng, độ cao tuyệt đối thường dưới 200m.

- Cao Nguyên là dạng địa hình có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ cao tuyệt đối trên 500m và có sườn dốc.

Câu 9 :

-Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông trên quỹ đạo có hình elip gần tròn.

- Chuyển động của Trái Đất xoay quanh Mặt Trời trên quỹ đạo hết 365 ngày 6 giờ.

Thảo luận

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK