Có lẽ những ai còn có cha , mẹ là 1 điều tuyệt vời nhất . vì chúng ta còn được họ bảo vệ , chăm sóc , quan tâm lo lắng và được yêu thương nhiều nhất nhưng vẫn còn đâu đó những đứa trẻ có hoàn cảnh bất hạnh các em nhỏ bị thiếu đi tình yêu thương , chăm sóc của cha mẹ , vì vậy các em không những phải sống lang thang trên ngoài đường không mà không có quần áo ấm mặc và sự quan tâm của bố mẹ , không được ăn no . Các em không được vui chơi , không được đến trường mang những chiếc cặp đi học , đến trường như bao đứa trẻ khác . Ngày nay , với sự quan tâm của cộng đồng và những nhà hảo tâm, các hoạt động giúp đỡ trẻ em lang thang, đã giúp đỡ các em nhiều hơn ,cứ nhỡ ngày một nhiều hơn và giá trị hơn . Trên khắp nước ta có rất nhiều những tập thể, cá nhân đã cùng chung tay xây dựng và phát động các chương trình giúp đỡ trẻ em lang thang, điển hình như xây dựng những trại trẻ mồ côi để cho các em có một mái ấm và ngôi nhà để về như "Làng trẻ em SOS", các Cô nhi viện, những ngôi chùa cũng là nơi cưu mang, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi có trường hợp còn là những em bé sơ sinh. Nhiều cá nhân với tấm lòng yêu thương đã đón nhận các em về nuôi dưỡng và chăm sóc như những đứa con, em của mình, cũng có nhiều người hoàn cảnh không cho phép trực tiếp chăm sóc các em nhưng sẵn sàng ủng hộ, quyên góp tiền của, sắm sửa quần áo, thuốc men và sách vở để giúp đỡ các em
chúc bạn học tốt nha ^w^!
Đêm đã khuya, dưới tán cổ thụ lộc vừng chín gốc, ba đứa trẻ vẫn ngồi sát nhau bên bờ hồ Hoàn Kiếm, lặng lẽ nhìn ra vô định. Rồi những đứa trẻ khác tôi gặp khi chúng ngồi khóc ở ghế đá hay lững thững trên đường phố, không nắm tay cha mẹ, cũng không thấy người thân nào đi cùng. Các em đều khôi ngô, nhưng trong đáy mắt hiện lên nỗi hoang mang, sợ hãi. Chúng đói!
Trong đám trẻ lố nhố ấy, Vũ Xuân Hiện khoảng 16-17 tuổi, người gầy héo, bước đi xiêu vẹo, đầu óc lơ mơ. Qua nhiều lần gặp gỡ, trò chuyện, Hiện vẫn nhớ quê ở Lạng Giang (Bắc Giang), mẹ bị mắc bệnh hiểm nghèo rồi mất sớm, bố không nghề nghiệp lại nghiện rượu, thường lôi em ra đánh. Chẳng thể ở được với bố, mang theo hy vọng có thể kiếm được miếng ăn qua ngày, em lần xuống Hà Nội, khi ấy mới chừng 13, 14 tuổi. Một đứa trẻ nhỏ thó, ốm yếu, không rõ lai lịch thì dễ gì được người ta nhận làm, dù là móc cống hay bồi bàn. Vì đói, em lang thang đường phố tìm mọi cách để có cái ăn, rồi bị những gã pê đê bệnh hoạn xâm hại.
Éo le hơn, Hiện thừa nhận mình đã dính vào ma túy đá, và còn dẫn mối cho những "bạn" khác "quan hệ" với những gã pê đê thích "ấu dâm nam". Hiện giải thích việc làm của mình rằng: "Đây không phải là môi giới mà là giúp chúng nó có miếng ăn thôi".
Không ai dạy bảo, chẳng được học hành, số phận cứ thế kéo lê tuổi thơ cậu bé Hiện. Nó gặp Thúy, hai đứa cùng đói đồng ý ở với nhau như vợ chồng. Hiện thở hắt: "Chuyện cái Thúy nhiều lúc cũng làm em đau buồn. Nhiều lần nó tâm sự với em, nó ra ngoài này không hề có một giấy tờ gì cả, từ bé đã chẳng rõ nguồn gốc nơi nào, chẳng phường nào chịu chứng nhận cho nó, như kiểu người từ sao Hỏa. "Hỏi về cách kiếm sống, Hiện chẳng ngại: "Em thì dặt dẹo thế, còn Thúy, em biết nó vẫn đi làm gái để kiếm tiền nuôi em".
Khác với Hiện, "Tây lai" trông có vẻ đàn anh dạn dĩ, tóc nhuộm đỏ để mái kiểu "tiền bờm hậu vĩ". Dáng người to cao, chẳng mấy ai gặp lần đầu nghĩ em mới chỉ sinh năm 1998. Khó khăn lắm, tôi mới tiếp cận và nghe em tâm sự. Khác hẳn với kiểu đầu tóc bụi bặm, giọng em nhỏ nhẻ và những buồn đau dần hiện ra. Em sinh ra ở một xóm ổ chuột, chưa kịp cảm nhận hơi ấm bàn tay của mẹ thì đã lay lắt nơi vỉa hè ghế đá công viên, rồi bị xâm hại và tha hóa ngay giữa thành phố hoa lệ này. "Tây lai" là cái tên mà những chị trà đá vỉa hè vẫn gọi thế, chứ em tên là Lam. Lam có người bà năm nay gần 80 tuổi vẫn phải bán nước kiếm sống qua ngày. Từ những xó xỉnh nào đó của thành phố, mẹ Lam liên tục đẻ được năm đứa con nhưng đều... chẳng biết bố của chúng là ai. Riêng Lam thì bà nội khẳng định "nó lai Tây", nhưng "chẳng rõ là xứ nào nhưng đích thị là Tây chứ không phải ta". Lam chẳng bao giờ dám hỏi mẹ, chỉ biết mấy bà hàng nước vẫn đàm tiếu: Mẹ nó từng đi xét nghiệm ADN rồi phô-tô kết quả gửi cho cả bốn ông Tây, nhưng chờ mãi chẳng thấy ông nào hồi âm. Thế là nó cũng bắt đầu ôm hộp bông tai ra phố.
Tuy có bà, có mẹ nhưng đã lâu Lam coi công viên, ghế đá là nhà. Bà Lam thì đã quá già yếu, còn mẹ Lam vẫn thường khi quanh quẩn Bờ Hồ "làm gái". Lam nhìn trước ngó sau mới dám thủ thỉ: "Anh ạ, đến giờ em vẫn còn thấy hãi hùng khi lần đầu tiên, vì đói quá nên bị một ông Tây pê đê rủ về nhà rồi đè ra cưỡng hiếp. Xong chỉ cho ăn độc gói mì tôm". Tuy đau đớn, nhục nhã ê chề, nhưng biết bao lần sau nữa, vì đói nên hễ có người gợi ý là nó gật đầu.
"Không tin người lớn nữa"
Trẻ em đường phố luôn phải đối mặt với rất nhiều bất trắc, tai ương, và cả những cạm bẫy. Điều đáng lo ngại là thời gian gần đây đang nổi lên tình trạng trẻ lang thang (nhất là trẻ em nam) bị kẻ xấu lợi dụng, xâm hại tình dục bằng nhiều thủ đoạn tinh vi. Tuy cơ quan an ninh đã vào cuộc, nhưng đối tượng phạm tội bị bắt mới chỉ đếm trên đầu ngón tay. Qua làm việc với các cơ quan công an, đọc cáo trạng buộc tội những tên "yêu râu xanh", chúng tôi càng thấy bàng hoàng.
L.Ô-li-vi-ê sinh năm 1962, quốc tịch Pháp, nhập cảnh vào Việt Nam từ năm 2000, làm bác sĩ cộng tác và từ năm 2011 thì trở thành bác sĩ thường trực cho một bệnh viện nổi tiếng ở Hà Nội. Suốt khoảng 13 năm ấy, hắn đội lốt bác sĩ, khám chữa bệnh cho hàng vạn người, đồng thời xâm hại, lạm dụng rất nhiều trẻ em. Chỉ đến khi cảnh sát Pháp phát lệnh truy nã quốc tế và hắn bị bắt (năm 2013) về tội xâm hại tình dục trẻ em thì sự thật kinh hoàng mới được phơi bày.
Mới đây, dư luận lại thêm phẫn nộ khi tội ác của gã thầy bói dạo lừa bịp Hoàng Văn Lan bị vạch trần. Lan đã 45 tuổi (quê ở Diễn Châu - Nghệ An). Gã đã lang thang ra Hà Nội nhiều năm, dụ dỗ, lừa gạt, xâm hại tình dục tới gần chục nam trẻ em đường phố. Lan bị bắt khi đang "quan hệ quái đản" với một bé trai 14 tuổi trong một nhà nghỉ ở đường Giải Phóng (Hà Nội). Điều đáng nói là để phát hiện tội ác của Lan không phải từ phía lực lượng an ninh, mà nhờ những cán bộ của tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon) đã kiên trì theo dõi, thu thập chứng cứ và tố cáo tội ác của hắn lên công an. Hắn hiện đang phải thụ án bốn năm tù giam.
Các cán bộ của Rồng Xanh hiện vẫn âm thầm điều tra, mới đây đã gửi hồ sơ tố cáo nhiều đối tượng khác có dấu hiệu phạm tội xâm hại tình dục trẻ em lên Công an TP Hà Nội. Quá trình thực hiện bài viết này, chúng tôi cũng tiếp xúc và phát hiện nhiều trẻ lang thang đường phố đang phải "sống trong sợ hãi" giữa những kẻ bệnh hoạn thích lấy trò ấu dâm làm tiêu khiển. Chúng bày ra đủ những thủ đoạn để dụ dỗ, và khi các cháu đã vào tròng thì không thể thoát ra được. Đầu tiên, bọn chúng cung cấp tiền, cung cấp máy ảnh, dụ dỗ trẻ em tự chụp ảnh, quay clip lúc "quan hệ" rồi nộp ảnh để cho chúng "thưởng thức" hoặc tải lên các web sex kinh tởm nhất. Rồi chúng lại dùng chính những bức ảnh đó "tống tình", dọa nạt các cháu nếu không nghe lời. Qua những chứng cứ thu thập được, chúng tôi tin rằng, những con thú giấu mặt kia không thể chỉ có một.
Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Hà Nội cho biết: Số trẻ em lang thang trên địa bàn hiện có 62 trẻ. Trong đó đã có 53 trẻ được vào các trung tâm bảo trợ, chỉ còn chín trẻ lang thang ngoài cộng đồng. Song, Rồng Xanh lại cho biết, riêng các cháu bị xâm hại tình dục mà Tổ chức đang cưu mang đã là hơn 20 cháu, số trẻ khác lên tới vài trăm. Theo thống kê mới đây của ngành công an, nếu tính trên cả nước, thì con số là gần 22.000 trẻ.
Để mưu sinh, lũ trẻ phải tìm đủ cách kiếm sống, từ bán hoa, bán báo, đánh giày, làm thuê cho các quán cơm phở, cho đến lang thang "vặt" gương ô-tô, xe máy,... Có đứa chỉ đợi đến hè là trèo me, trèo sấu trên các tuyến phố để bán kiếm tiền, và còn phải "chia lợi nhuận" cho các chú bảo vệ hòng... được yên thân.
Kiếm được tiền lại cắm đầu vào hút chích ma túy hay chơi điện tử thâu đêm suốt sáng. Hiện tại đã là điều khó đoán, còn tương lai, với những phận đời lay lắt ấy, có lẽ là một khái niệm không có trong tâm trí.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK