Trang chủ Sinh Học Lớp 8 1.Nêu những cấu tạo hệ vận động 2.Phổi có cấu...

1.Nêu những cấu tạo hệ vận động 2.Phổi có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào ? 3.Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ? 4.Nêu cấu tạo và chức năng của

Câu hỏi :

1.Nêu những cấu tạo hệ vận động 2.Phổi có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào ? 3.Cơ quan hô hấp gồm những bộ phận nào ? 4.Nêu cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn 5.Nêu cấu tạo và chức năng tiêu hóa của miêng , dạ dày và ruột

Lời giải 1 :

1, Hệ vận động ở con người gồm có hai phần: Phần thụ động gồm bộ xương và hệ liên kết các xương (khớp xương), phần vận động gồm có hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh.

2,

+ Phổi gồm hai lá: lá phổi phải gồm 3 thùy, lá phổi trái gồm 2 thùy

+ Bên ngoài có hai lớp màng, ở giữa có chất dịch nhầy → làm giảm ma sát của phổi vào lồng ngực khi hô hấp

+ Số lượng phế nang nhiều (700 - 800 triệu đơn vị) → làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi (khoảng 70 - 80 mét vuông

+ Thành phế nang mỏng được bao quanh là mạng mao mạch dày đặc → giúp sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng

3, Hệ hô hấp trên được chia thành 2 phần lấy lắp thanh quản làm ranh giới bao gồm:

  • Hô hấp trên ( trên nắp Thanh quản ) gồm: Mũi, hầu, họng, xoang, thanh quản. Nhiệm vụ: Lấy không khí bên ngoài cơ thể, làm ẩm, sưởi ấm và lọc không khí trước khi đưa vào phổi. 
  • Hô hấp dưới (dưới nắp Thanh quản) gồm: Khí quản, cây phế quản, phế nang, màng phổi, phổi,…Nhiệm vụ: Thực hiện lọc không khí và trao đổi khí.

4, Cấu tạo của hệ tuần hoàn

- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô, hoà tan các chất dinh dưỡng và các chất khí → vận chuyển các chất từ cơ quan này sang cơ  quan khác đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

- Tim: hút và đẩy máu trong hệ mạch→ máu được tuần hoàn liên tục trong hệ mạch

- Hệ thống mạch máu:

Động mạch: Dẫn máu  từ tim đến các mao mạch  và các tế bào  

Mao mạch:  Dẫn máu từ  động mạch với tĩnh mạch

Tĩnh mạch: Dẫn máu từ các các mao mạch về tim

Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

 5,

+ Tiêu hóa ở khoang miệng gồm:

- Biên đổi lí học: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt

- Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo

- Các thí nghiệm khác cũng cho thấy bất cứ vật gì chạm vào lưỡi hay niêm mạc dạ dày đều có tác dụng gây phản xạ tiết dịch vị.

- Kết quả phân tích hóa học cho thấy thành phần dịch vị gồm:
+ Nước : 95%
+ Enzim pepsin + Axit clohiđric (HCl) + Chất nhầy

- Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày:

+ Biến đổi lí học: sự co bóp của dạ dày làm nhuyễn và đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

+ Biến đổi hóa học: hoạt động của enzim pepsin phân cắt một phần protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin

- Biến đổi lý học:

+ Tiết dịch tiêu hóa của tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột làm hòa loãng thức ăn

+ Sự co bóp cơ thành ruột giúp thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa

+ Dịch mật phân cắt khối lipit thành các giọt lipit nhỏ

- Biến dổi hóa học: sự phân cắt các đại phân tử thức ăn thành các phân tử chất dinh dưỡng

Thảo luận

Lời giải 2 :

1.

Hệ vận động ở con người gồm có hai phần:

-Phần thụ động gồm bộ xương và hệ liên kết các xương (khớp xương)

- phần vận động gồm có hệ cơ, hoạt động phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thần kinh.

2.

-Phổi là bộ phận quan trọngnhất của hệ hô hấp nơi diễn ra sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.

-Bao ngoài hai lá phổi có hai lớp màng, lớp màngngoài dính với lồng ngực, lớp trong dính với phổi, giữa hai lớp có chất dịch giúp cho phổi phồng lên, xẹp xuống khi hít vào và thở ra.

-Đơn vị cấu tạo của phổi là phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bởi màng mao mạch dày đặc tạo điều kiện cho sự trao đổi khí giữa phế nang và máu đến phổi được dễ dàng

.-Số lượng phế nang lớn có tới 700 –800 triệu phế nang làm tăng bề mặt trao đổi khí của phổi.

3.

Đườnghô hấpđược chia thành trên và dưới, ngăn cách nhau bởi sụn nhẫn.

-Trong đó đường hô hấp trên bao gồm các cơ quan: mũi, hầu, họng, xoang và thanh quản, đường hô hấp dưới tính từ khí quản, phế quản và 2 lá phổi.

4.

Cấu tạo:

+Dịch tuần hoàn: còn gọi là máu, dùng để vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng, khí O2 đến các tế bào cũng như mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài bằng các cơ quan bài tiết.
+Tim: tạo sự chênh lệch về áp suất để làm cho máu lưu thông.
+Mạch máu: dùng để vận chuyển máu.
+Các van: đảm bảo dòng chảy của máu theo một hướng nhất định.

Chức năng của hệ tuần hoàn :

+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK