Trang chủ Sinh Học Lớp 8 nêu cách xử lí khi bị bỏng nước sôi ?...

nêu cách xử lí khi bị bỏng nước sôi ? Chảy máu vết thương câu hỏi 1493672 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

nêu cách xử lí khi bị bỏng nước sôi ? Chảy máu vết thương

Lời giải 1 :

Đáp án:

nêu cách xử lí khi bị bỏng nước sôi

Khi trẻ không may bị bỏng lửa, nước sôi, cha mẹ và người thân cần nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi nguồn gây bỏng và thực hiện các bước sau:

– Làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 – 20 phút. Nước sạch vừa có tác dụng giảm nhiệt, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm, giảm độ sâu của vết thương. Không dùng nước lạnh, nước đá (trong tủ lạnh) để làm mát da cho trẻ.

– Nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề.

– Che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

– An ủi trẻ, cho uống nước và đặt trẻ ở tư thế nằm.

– Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khisơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

1. Sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch– Dùng ngón cái bịt chặt miệng vết thương cho máu ngừng chảy.
– Sát trùng vết thương bằng cồn
– Băng lại
– Nếu sau khi xử lí vết thương vẫn chảy máu thì đưa ngay đến cơ sở y tế.– Tay người sơ cứu phải được khử trùng sạch sẽ
– Các thao tác phải chuẩn2. Sơ cứu vết thương chảy máu động mạch– Dùng ngón cái bịt ở phía trên miệng vết thương cho máu ngừng chảy.
– Buộc garo về phía trên vết thương gần tim hơn
– Sát trùng vết thương, băng lại.
– Đưa ngay đến cơ sở ý tế gần nhất.– Thao tác nhanh và chuẩn
– Tay người sơ cứu cần được sát trùng sạch sẽ.

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK