Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột...

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non Vai trò của tiêu hóa? câu hỏi 1492661 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non Vai trò của tiêu hóa?

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước 

image
image

Thảo luận

-- Còn vai trò nx mà
-- Vai trò của tiêu hóa : Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cơ thể người và thải bỏ các chất bã trong thức ăn

Lời giải 2 :

Đáp án:

* Ở khoang miệng:

1. Biến đổi lý học:

- Tiết nước bọt do tuyến nước bọt thực hiện để làm ướt, làm mềm thức ăn.

- Nhai do răng, lưỡi, cơ môi, cơ má đảm nhiệm để làm nhỏ thức ăn.

- Đảo trộn thức ăn do lưỡi, răng, cơ môi, cơ má đảm nhiệm để trộn thức ăn với nước bọt.

- Tạo viên thức ăn do răng, lưỡi, cơ môi, cơ má đảm nhiệm để dễ nuốt.

2. Biến đổi hóa học:

- Do Enzim amilaza có trong nước bọt thực hiện.

- Biến đổi một phần tinh bột chín chứa trong thức ăn thành đường mantôzơ.

* Ở dạ dày:

1. Biến đổi lý học:

- Tiết dịch do tuyến vị thực hiện để hòa loãng thức ăn.

- Sự co bóp của lớp cơ thành dạ dày để đảo trộn thức ăn thấm đều dịch vị; đồng thời làm nhuyễn thức ăn và đẩy dần thức ăn xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hóa.

2. Biến đổi hóa học:

- Enzim peptit biến đổi prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn.

* Ở ruột non:

1. Biến đổi lý học:

- Tiết dịch tiêu hóa:

+ Tuyến gan tiết dịch mật.

+ Tuyến tụy tiết dịch tụy.

+ Tuyến ruột tiết dịch ruột.

- Sự co bóp của lớp cơ thành ruột có tác dụng:

+ Trộn thức ăn với dịch tiêu hóa.

+ Đẩy thức ăn xuống các phần tiếp theo của ống tiêu hóa.

- Dịch mật phân tách lipit thành các giọt lipit nhỏ.

2. Biến đổi hóa học:

- Trong dịch tụy và dịch ruột có đầy đủ các loại enzim để biến đổi tất cả các chất trong thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được.

+ Gluxit được phân giải thành đường đơn ( Đường mantôzơ ).

+ Prôtêin được phân giải thành Axit amin.

+ Lipit được phân giải thành Axit béo và Glixêrin. 

+ Axit nuclêôtit được phân giải thành Thành phần của nuclêôtit.

 Vai trò: Giúp biến đổi thức ăn để hấp thu chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể và loại bỏ những chất không cần thiết.

~ Nếu đúng xin CTLHN + 5 sao + Cảm mơm ~

@quynhchik852

Mặt dày xin điểm về cho nhóm.

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK