Trang chủ Hóa Học Lớp 9 phân biệt hóa chất lỏng bằng phương pháp hóa học...

phân biệt hóa chất lỏng bằng phương pháp hóa học 1. HCl,HNO3, H2SO4 2. H2SO4, NaCl, HCl 3. KCl, K2SO4, KNO3 4. CuSO4, CuCl2, Cứ(NO3)2 5. NaOH, KNO3,

Câu hỏi :

phân biệt hóa chất lỏng bằng phương pháp hóa học 1. HCl,HNO3, H2SO4 2. H2SO4, NaCl, HCl 3. KCl, K2SO4, KNO3 4. CuSO4, CuCl2, Cứ(NO3)2 5. NaOH, KNO3, AgNO3, HCl 6. Cu(NO3)2, AgNO3, NaNO3 7. NaCl, NaNO3, NaOH, H3PO4 8. CuCl2, FeCl3,KNO3 9. NaOH, AlCl3, CuCl2 10. Ca(OH)2, KCl, K2SO4,H2SO4 11. KOH,Na2SO4,Ba(OH)2 12. BaCl2, AgNO3, K2SO4 13. Ba(OH)2,NaOH, NaCl 14. Ba(NO3)2,Mg(NO3)2,Để(NO3)3 Giúp mình với mọi người ơi mik đang cần gấp để mai ôn thi

Lời giải 1 :

1.

Sử dụng $BaCl_2$ 
+Chất tạo kết tủa trắng: $H_2SO_4$
+Các chất còn lại: không hiện tượng
PTHH: $BaCl_2 + H_2SO_4 \xrightarrow{} BaSO_4 + 2HCl$
Cho $AgNO_3$ vào 2 chất còn lại:
+Chất tạo kết tủa trắng: $HCl$

+ $HNO_3$ không hiện tượng.
PTHH: $AgNO_3 + HCl \xrightarrow{} AgCl + HNO_3$
2. 
Cho quỳ tím vào các chất:
+ Quỳ tím hóa đỏ: $H_2SO_4$, $HCl$ ( nhóm $I$)

+ Quỳ tím không đổi màu: $NaCl$
Cho $BaCl_2$ vào nhóm $I$:
+Chất tạo kết tủa trắng: $H_2SO_4$
+$HCl$: không hiện tượng.

PTHH: $BaCl_2 + H_2SO_4 \xrightarrow{} BaSO_4 + 2HCl$
3. KCl, K2SO4, KNO3
Sử dụng $BaCl_2$ 
+Chất tạo kết tủa trắng: $H_2SO_4$
+Các chất còn lại: không hiện tượng
PTHH: $BaCl_2 + K_2SO_4 \xrightarrow{} BaSO_4 + 2KCl$
Cho $AgNO_3$ vào 2 chất còn lại:
+Chất tạo kết tủa trắng: $HCl$
+ $KNO_3$ không tác dụng.
PTHH: $AgNO_3 + KCl \xrightarrow{} AgCl↓ + KNO_3$

4. 
PTHH:
$CuSO_4 + BaCl_2 \xrightarrow{} BaSO_4↓ + CuCl_2$

$CuCl_2 + 2AgNO_3 \xrightarrow{} 2AgCl↓ + Cu(NO_3)_2$

5.

PTHH:
$AgNO_3 + HCl \xrightarrow{} AgCl↓ + HNO_3$

6.
PTHH:
$Cu(NO_3)_2 + 2NaOH \xrightarrow{}  Cu(OH)_2↓ + 2NaNO_3$

$2AgNO_3+2NaOH \xrightarrow{} 2NaNO_3 + Ag_2O + H_2O$

7.

PTHH:

$AgNO_3 + NaCl \xrightarrow{} AgCl↓ + NaNO_3$

$2AgNO_3+2NaOH \xrightarrow{} 2NaNO_3 + Ag_2O↓ + H_2O$

$3AgNO_3 + H_3PO_4 \xrightarrow{} Ag_3PO_4↓ + 3HNO_3$

8.

PTHH:
$2NaOH+ CuCl_2 \xrightarrow{} Cu(OH)_2↓ + 2NaCl$

$3NaOH+ FeCl_3 \xrightarrow{} Fe(OH)_3↓ + 3NaCl$

image

Thảo luận

-- 1-4 minh trinh bay chu nha !

Lời giải 2 :

Trích mẫu thử, đánh số thứ tự với tất cả các trường hợp:

1. Dùng dd $BaCl_{2}$, mẫu nào có kết tủa màu trắng đục, mẫu đó là dd $H_{2}$$SO_{4}$

PT: $BaCl_{2}$ + $H_{2}$$SO_{4}$ → $BaSO_{4}$ ↓ + $2HCl_{}$ 

Trích 2 mẫu dd còn lại cho tác dụng với dd $AgNO_{3}$, mẫu nào có kết tủa trắng, mẫu đó là dd $HCl_{}$, mẫu còn lại là dd $HNO_{3}$ 

PT: $AgNO_{3}$ + $HCl_{}$ → $AgCl_{}$ ↓ + $HNO_{3}$ 

2. Cho tác dụng với quỳ tím, mẫu nào làm quỳ tím chuyển đỏ, mấu đó là dd $H_{2}$$SO_{4}$ và dd $HCl_{}$

Mẫu nào không làm quỳ tím chuyển màu, mẫu đó là dd $NaCl_{}$ 

Trích 2 mẫu dd còn lại cho tác dụng với dd $BaCl_{2}$, mẫu nào có kết tủa màu trắng đục, mẫu đó là dd $H_{2}$$SO_{4}$, mẫu còn lại là dd $HCl_{}$

PT: $BaCl_{2}$ + $H_{2}$$SO_{4}$ → $BaSO_{4}$ ↓ + $2HCl_{}$ 

3. Dùng dd $BaCl_{2}$, mẫu nào có kết tủa màu trắng đục, mẫu đó là dd $K_{2}$$SO_{4}$

PT: $BaCl_{2}$ + $K_{2}$$SO_{4}$ → $BaSO_{4}$ ↓ + $2KCl_{}$ 

Trích 2 mẫu dd còn lại cho tác dụng với dd $AgNO_{3}$, mẫu nào có kết tủa trắng, mẫu đó là dd $KCl_{}$, mẫu còn lại là dd $KNO_{3}$ 

PT: $AgNO_{3}$ + $KCl_{}$ → $AgCl_{}$ ↓ + $KNO_{3}$ 

4. Dùng dd $BaCl_{2}$, mẫu nào có kết tủa màu trắng đục, mẫu đó là dd $Cu_{2}$$SO_{4}$

PT: $BaCl_{2}$ + $Cu_{2}$$SO_{4}$ → $BaSO_{4}$ ↓ + $CuCl_{2}$ 

Trích 2 mẫu dd còn lại cho tác dụng với dd $AgNO_{3}$, mẫu nào có kết tủa trắng, mẫu đó là dd $CuCl_{2}$, mẫu còn lại là dd $Cu_{}$($NO_{3}$)$_{2}$ 

PT: 2$AgNO_{3}$ + $CuCl_{2}$ → 2$AgCl_{}$ ↓ + $Cu_{}$($NO_{3}$)$_{2}$ 

5. Cho tác dụng với quỳ tím:

- Mẫu nào làm quỳ tím chuyển đỏ, mẫu đó là dd $HCl_{}$ 

- Mẫu nào làm quỳ tím chuyển xanh mẫu đó là dd $NaOH_{}$ 

- Mẫu nào ko làm quỳ tím chuyển màu, mẫu đó là dd $KNO_{3}$ và dd $AgNO_{3}$ 

Trích 2 mẫu còn lại cho tác dụng với dd $HCl_{}$, mẫu nào có kết tủa màu trắng đục, mẫu đó là dd $AgNO_{3}$, mẫu còn lại là dd $KNO_{3}$ 

PT: $AgNO_{3}$ + $HCl_{}$ → $AgCl_{}$ ↓ + $HNO_{3}$ 

6. Cho tác dụng với dd $HCl_{}$, mẫu nào có kết tủa trắng đục, mẫu đó là dd $AgNO_{3}$

PT: $AgNO_{3}$ + $HCl_{}$ → $AgCl_{}$ ↓ + $HNO_{3}$ 

Trích 2 mẫu còn lại cho tác dụng với dd $NaOH_{}$, mẫu nào có kết tủa màu xanh, mẫu đó là dd $Cu_{}$($NO_{3}$)$_{2}$

PT: $Cu_{}$($NO_{3}$)$_{2}$ + 2$NaOH_{}$ →  $Cu(OH)_{2}$ ↓ + 2$NaNO_{3}$ 

7. Cho tác dụng cới quỳ tím:

- Mẫu nào làm quỳ tím chuyển đỏ, mẫu đó là dd $H_{3}$$PO_{4}$ 

- Mẫu nào làm quỳ tím chuyển xanh, mẫu đó là dd $NaOH_{}$

- Mẫu nào không làm quỳ tím chuyển màu, mẫu đó là dd $NaCl_{}$ và dd $NaNO_{3}$

Trích 2 mẫu dd muối cho tác dụng với dd $AgNO_{3}$, mẫu nào có kết tủa trắng, mẫu đó là dd $NaCl_{}$, mẫu còn lại là dd $NaNO_{3}$

PT: $NaCl_{}$ + $AgNO_{3}$ → $AgCl_{}$ ↓+ $NaNO_{3}$ 

8. Cho tác dụng với dd $NaOH_{}$:

Mẫu nào có kết màu đỏ nâu, mẫu đó là dd $FeCl_{3}$ 

PT: $FeCl_{3}$ + 3$NaOH_{}$ → $Fe(OH)_{3}$ ↓ + 3$NaCl_{}$ 

Mẫu nào có kết tủa màu xanh , mẫu đó là dd $CuCl_{2}$ 

PT: $CuCl_{2}$ + 2$NaOH → $Cu(OH)_{2}$ ↓ + 2$NaCl_{}$ 

Mẫu còn lại là dd $KNO_{3}$ 

9. Cho tác dụng với dd dd $NaOH_{}$:

Mẫu nào có kết tủa màu trắng, dạng keo, mẫu đó là dd $AlCl_{3}$ 

PT: $AlCl_{3}$ + 3$NaOH_{}$ → $Al(OH)_{3}$ ↓ + 3$NaCl_{}$ 

Mẫu nào có kết tủa màu xanh , mẫu đó là dd $CuCl_{2}$ 

PT: $CuCl_{2}$ + 2$NaOH → $Cu(OH)_{2}$ ↓ + 2$NaCl_{}$ 

Mẫu nào không phản ứng, mẫu đó là dd $NaOH_{}$

10. Cho tác dụng với quỳ tím: 

Mẫu nào làm quỳ tím chuyển xanh, mẫu đó là dd $Ca(OH)_{2}$ 

Mẫu nào làm quỳ tím chuyển đỏ, mẫu đó là dd $H_{2}$$SO_{4}$ 

Trích 2 mẫu còn lại cho tác dụng với dd $BaCl_{2}$, mẫu nào có kết tủa màu trắng đụng mẫu đó là dd $K_{2}$$SO_{4}$, mẫu còn lại là dd $KCl_{}$ 

PT: $BaCl_{2}$ + $K_{2}$$SO_{4}$ → $BaSO_{4}$ ↓ + $2KCl_{}$ 

11. Cho tác dụng với quỳ tím:

Mẫu nào làm quỳ tím chuyển xanh, mẫu đó là dd $KOH_{}$ và dd $Ba(OH)_{2}$ 

Mẫu nào không làm quỳ tím chuyển màu, mẫu đó là dd $Na_{2}$$SO_{4}$ 

Trích 2 dd Bazơ cho tác dụng với dd $H_{2}$$SO_{4}$ , mẫu nào có kết tủa màu trắng đục, mẫu đó là dd $Ba(OH)_{2}$, mẫu còn lại là dd $KOH_{}$

PT: $Ba(OH)_{2}$ + $H_{2}$$SO_{4}$ → $BaSO_{4}$ ↓ + 2$H_{2}$$O_{}$ 

12. Cho tác dụng với dd $HCl_{}$:

Mẫu nào có kết tủa trắng, mẫu đó là dd $AgNO_{3}$ 

PT: $AgNO_{3}$ + $HCl_{}$ → $AgCl_{}$ ↓ + $HNO_{3}$ 

Trích 2 mẫu còn lại cho tác dụng với dd $BaCl_{2}$, mẫu nào có kết tủa mà trắng đục, mẫu đó là dd $K_{2}$$SO_{4}$, mẫu nào không phản ứng mẫu đó là dd $BaCl_{2}$ 

PT: $BaCl_{2}$ + $K_{2}$$SO_{4}$ → $BaSO_{4}$ ↓ + 2$KCl_{}$ 

13. Cho tác dụng với quỳ tím, mẫu nào làm quỳ tím chuyển xanh, mẫu đó là dd $NaOH_{}$ và dd $Ba(OH)_{2}$. Mẫu nào không làm quỳ tím chuyển màu mẫu đó là dd $NaCl_{}$ 

Trích 2 mẫu dd Bazơ cho tác dụng với dd $H_{2}$$SO_{4}$, mẫu nào có kết tủa màu trắng đụng, mẫu đó là dd $Ba(OH)_{2}$, mẫu còn lại là dd $NaOH_{}$ 

PT: $Ba(OH)_{2}$ + $H_{2}$$SO_{4}$ → $BaSO_{4}$ ↓ + 2$H_{2}$$O_{}$ 

Câu 14 bạn ghi sai đề, mik giải không đc nha!!!

Nhớ vote mik 5* + ctlhn + cảm ơn nhé!!!

Chúc bạn thi tốt

Bạn có biết?

Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK