Trang chủ Lịch Sử Lớp 9 Câu 16. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc...

Câu 16. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu-đông năm 1947 nhằm mục đích gì? A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Buộc ta phải đàm phán với Pháp. C. Giàn

Câu hỏi :

Câu 16. Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu-đông năm 1947 nhằm mục đích gì? A. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh. B. Buộc ta phải đàm phán với Pháp. C. Giành thắng lợi về quân sự để rút quân về nước. D. Làm bàn đạp để tiến đánh Trung Quốc. Câu 17. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946), thực dân Pháp có hành động gì? A. Thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946). B. Từng bước rút quân về nước, không tham chiến ở Việt Nam. C. Tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa. D. Tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để chấm dứt cuộc chiến tranh. Câu 18. Đại hội nào dưới đây quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia một Đảng riêng? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I (3/1935). B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951). C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960). D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12.1976). Câu 19. Tên “Đảng Lao động Việt Nam” chính thức có từ A. tháng 12/1930. B. tháng 10/1930. C. tháng 2/1951. D. tháng 9/1960. Câu 20. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi năm 1950 được xây dựng trên cơ sở nào? A. Viện trợ của Mỹ. B. Kinh tế Pháp phát triển. C. Kinh nghiệm chỉ huy của Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi. D. Sự lớn mạnh của chính quyền Bảo Đại. Câu 21. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II (2/1951) quyết định thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia một Đảng riêng là do A. Để phủ hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước để lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi. B. Để tạo thuận lợi cho cách mạng Đông Dương. C. Để phù hợp với xu hướng phát triển của cách mạng. D. Để nhanh chóng đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Câu 22. Mục đích Mỹ ký “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” với Pháp năm 1950 và “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt-Mỹ” với Bảo Đại năm 1951 là gì? A. Từng bước can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. B. Viện trợ kinh tế, tài chính cho Pháp và Bảo Đại. C. Tạo sự ràng buộc về kinh tế, quân sự với Pháp. D. Trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại. Câu 23. Một quyết định khác biệt của Đại hội đại biểu lần thứ II (2/1951) so với Đại hội đại biểu lần thứ I (3/1935) của Đảng Cộng sản Đông Dương là A. đưa Đảng ra hoạt động công khai. B. thông qua các báo cáo chính trị quan trọng. C. thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ của Đảng. D. bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ chính trị. Câu 24. Trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương (1945-1954), Pháp ngày càng lệ thuộc vào Mỹ là do A. Pháp bị thất bại trên khắp chiến trường Việt Nam và Đông Dương. B. Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, giúp đỡ cuộc kháng chiến của Việt Nam. C. Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ủng hộ cuộc kháng chiến của Việt Nam. D. kinh tế, tài chính Pháp bị khủng hoảng. Câu 25. Điểm yếu lớn nhất của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đối với Pháp là A. Xa hậu phương của Pháp, bị cô lập. B. Số lượng quân lính không nhiều. C. Mang nặng tính chất phòng thủ. D. Không có lực lượng hải quân. Câu 26. Quân ta quyết định tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ (1954) nhằm mục đích gì? A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va, buộc địch phải kết thúc chiến tranh. B. Tiêu diệt lực lượng địch, giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện giải phóng Bắc Lào. C. Làm thất bại âm mưu của Pháp, Mỹ trong việc kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương. D. Giải phóng vùng Tây Bắc, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va. Câu 27. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, ta bắt sống được tướng Pháp nào? A. Lơ-cléc. B. Na-va. C. Đờ Gôn. D. Đờ Cát- tơ-ri. Câu 28. Thắng lợi có ý nghĩa quan trọng nhất của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954 là A. bắt sống và tiêu diệt toàn bộ 16.200 tên địch. B. chiến thắng quân sự lớn nhất của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp. C. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Na-va. D. tạo điều kiện thuận lợi cho ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh Đông Dương. Câu 29. Người dẫn đầu phái đoàn Việt Nam tham dự hội nghị Giơ-ne-vơ là A. Hồ Chí Minh. B. Võ Nguyên Giáp. C. Phạm Văn Đồng. D. Trường Chinh. Câu 30. Thực dân Pháp chấp nhận đàm phán với ta ở Hội nghị Giơ-ne-vơ là do A. sức ép của Liên Xô. B. thực dân Pháp bị cô lập ở Điện Biên Phủ. C. thực dân Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ. D. dư luận nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh ở Đông Dương của Pháp.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK