Nguyên nhân của cuộc suy thoái kinh tế
-Xét về bản chất, cuộc suy thoái kinh tế gần đây nhất của nền kinh tế Nhật Bản mang tính cơ cấu hơn là tính chu kỳ. Theo nhiều nhà kinh tế đó là do một số nguyên nhân quan trọng sau:
*Sự xì hơi của nền kinh tế bong bóng
-Sự xẹp xuống của nền “kinh tế bong bóng” đầu năm 1990 đã tạo ra sức ép nghiêm trọng lên các tổ chức tài chính Nhật Bản và làm giảm động lực chi tiêu của người tiêu dùng cũng như giảm đầu tư kinh doanh. Rất nhiều ngân hàng Nhật Bản phải đối mặt với gánh nặng nợ nần. Trong khi đó, thị trường chứng khoán Tokyo suy thoái nhanh chóng về giá trị cổ phiếu. Tuy thế, Nhật Bản vẫn có thể loại bỏ được tình hình thiếu vốn sâu sắc này do Nhật Bản có một tỉ lệ tiết kiệm cao, đặc biệt là tỉ lệ đầu tư tương đối cao. Thực tế này được phản ánh trong các khoản thặng dư lớn. Tuy nhiên, các hãng kinh doanh Nhật Bản dường như lại không còn hứng thú tiếp cận với nguồn vốn có chi phí thấp mà đã đem lại cho họ một lợi thế cạnh tranh trong quá khứ.
*Khả năng sản xuất dư thừa:
-Nền kinh tế Nhật Bản đang phải gánh chịu tình trạng sản xuất dư thừa. Trong suốt những năm bùng nổ kinh tế của thập kỷ 1980, Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào các nhà máy và trang thiết bị mới. Ngày nay cùng với sự suy thoái kinh tế toàn cầu, các công ty Nhật Bản đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho khối lượng sản xuất thặng dư lớn của họ. Vì vậy, các công ty Nhật Bản đang phải tiến hành thu hẹp quy mô sản xuất, bao gồm cả phương diện giảm nguồn nhân lực cho dù họ phải đối mặt với các tổn thất tài chính đáng kể. Việc tuyển dụng lao động không ổn định đã làm tăng thêm sự suy giảm lòng tin của người tiêu dùng, hơn nữa còn làm sâu sắc thêm quá trình suy thoái kinh tế nói chung.
*Sự tăng giá của đồng Yên
-Nhật Bản phải đối đầu với một môi trường kinh doanh giao dịch bất lợi. Sự tăng giá của đồng Yên đã làm giảm giá cạnh tranh của hàng hoá Nhật Bản trong mối tương quan với các hàng hoá được sản xuất bởi các hãng nước ngoài. Tính theo sức mua (PPP), giá trị đồng Yên quá cao so với giá trị thực tế. Theo tính toán của Cơ quan Hoạch định Kinh tế Nhật Bản, định giá theo sức mua của đồng Yên là 115¥ trên một đô la đối với hàng hoá giao dịch và 155¥ trên một đô la đối với hàng tiêu dùng. Sự tăng giá quá cao này của đồng Yên được phản ánh trong của tài khoản thặng dư khổng lồ. Năm 1992 số dư tài khoản hiện có bằng đồng đôla Mỹ đã đạt kỉ lục là 130 tỉ đôla. Khoản thặng dư này phản ánh tỉ lệ tiết kiệm rất cao của quốc gia, tuy nhiên lại không cần thiết cho việc tạo nên một đồng Yên có giá quá cao như vậy. Nếu Nhật Bản có thể nhanh chóng xoay vòng khoản thặng dư nước ngoài bằng đồng đôla đã thu được thông qua giao dịch quốc tế thì áp lực lên đồng Yên sẽ không lớn như trong thời kỳ mùa xuân năm 1995. Không may là ngành tài chính Nhật Bản đã siết chặt chu trình xoay vòng này. Hơn thế, cùng với sự suy giảm lợi nhuận và không ngừng tăng các chi phí tái cơ cấu, các tập đoàn đa quốc gia của Nhật Bản có thiên hướng nghiêng về việc chuyển đổi giá trị thu nhập từ đồng đôla sang đồng Yên. Động thái này lại tiếp tục kích thích sự tăng giá của đồng Yên.
-Sự phục hồi kinh tế yếu ớt của nền kinh tế Mỹ và Tây Âu cũng đã khiến Nhật Bản khó khăn hơn trong việc chuyển bớt tình hình suy thoái nội bộ của mình ra bên ngoài nền kinh tế như đã từng thực hiện trong quá khứ. Nguy cơ của các căng thẳng kinh tế ngày càng trầm trọng đã cướp đi khả năng thâm nhập của Nhật Bản vào các thị trường Mỹ và Châu Âu. Thực tế là các áp lực chính trị ở Mỹ đang tăng lên, buộc Nhật Bản phải giảm thặng dư thương mại song phương cũng như tự do hoá thị trường nội địa. Nhật Bản tỏ ra bất lực trong việc theo đuổi chiến lược hồi phục kinh tế theo hướng xuất khẩu và khả năng cạnh tranh trong kinh tế quốc tế cũng đang trở nên kém hơn trước các quốc gia công nghiệp phát triển.
Kết luận: Như vậy, trong suốt thập kỷ 1990, Nhật Bản phải đối mặt với các thử thách vô cùng ghê gớm khi phải nhập khẩu thêm hàng hoá nước ngoài trong khi các ngành sản xuất kinh doanh trong nước đang phải vật lộn để điều chỉnh lại cơ cấu.
Bạn tham khảo bài làm của mình nhé!
Nguyên nhân suy thoái kinh tế Nhật những năm 90
Không chỉ là nước có nền văn hoá tiến bộ mà Nhật Bản còn là một nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới chỉ sau Mỹ. Có được những thành quả như vậy cũng bởi Nhật Bản là quốc đảo,bao bọc bởi vô vàn hòn đảo lớn, nhỏ do vậy đã tạo cho con người Nhật Bản một ý chí rất ham học hỏi và muốn vươn lên. Tuy là một nước nghèo tài nguyên nhưng Nhật Bản không phải dựa vào tài nguyên dồi dào như các nước khác để làm giàu mà Nhật Bản làm giàu bằng chính bộ óc sáng tạo và đôi bàn tay cần cù của mình. Trong hai cuộc chiến trành thế giới Nhật Bản là nước đi xâm chiếm thuộc địa, muốn thống trị và vơ vét của cải. Nhưng sau chiến tranh thế giới thứ hai thì Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề, nhất là về kinh tế, nhưng sau đó Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi nền kinh tế của mình và ngày càng phát triển vời tốc độ tăng trưởng thần kỳ. Nhưng đến thập niên 90 nền kinh tế của Nhật Bản bị suy thoái trầm trọng, thậm chí khủng hoảng nặng nề.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK