Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong...

Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống

Câu hỏi :

Cảm nhận về vẻ đẹp của người đồng mình trong đoạn thơ sau: Người đồng mình thương lắm con ơi Cao đo nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc.

Lời giải 1 :

Từ "người đồng mình " được lặp lại nhưng không còn là "yêu" nữa mà là "thương" . Người cha thương buôn làng còn nghèo đói , còn vất vả nhưng cũng chính từ thiếu thốn vất vả đó người cha"nói với con" tự hào với sức sống dân tộc mình và có ý chí vươn lên mạnh mẽ từ trong cuộc sống . Lấy những trắc trở về địa lí "cao" , "xa" thể hiện những khó khăn còn trước mặt và động từ "đo" , "nuôi" là những lạc quan , là khát vọng để "nuôi chí lớn" , để thành công mai sau . Trách nhiệm này cha gánh vác và cha muốn nhắn nhủ con cũng sẽ sống là một người xứng đáng cũng yêu quý và phát triển quê hương như cha . Đó hãy còn là tương lai , trước mắt cha muốn con phải chịu rèn ý chí và nghị lực "không chê đá gập ghềnh " , "không chê thung nghèo đói" . Từ những hình ảnh giàu tính biểu tượng "đá gập ghềnh " , "thung nghèo đói" dưới ngòi bút chân thực của Y Phương , cuộc sống con người miền núi hiện ra còn rất khó khăn , vất vả trăm bề . Điệp từ"sống" và nhịp thơ tuôn chảy , mạnh mẽ gợi lên sức sống mãnh liệt bền bỉ của con người trước cuộc sống nhiều gian truân , vất vả . Tác giả tự hào về người đồng mình với những đức tính cao quý : khoáng đạt , mạnh mẽ , tình cảm thủy chung gắn bó với quê hương dẫu còn bao nhiêu khó khăn cực nhọc . "Người đồng mình" đầy nghị lực và lạc quan để vươn lên , vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt và đầy lòng yêu mến tự hào về quê hương.

$#lthedan2k7$

Thảo luận

-- Viết bài văn bn ơi

Lời giải 2 :

Vẻ đẹp của người đồng mình đã được tác giả Y Phương khắc họa thật rõ nét qua đoạn trích trong bài thơ “Nói với con”. Trước hết, người đồng mình hiện lên là những con người biết lo toan và giàu mơ ước:

                         “Người đồng mình thường lắm con ơi

                          Cao đo nỗi buồn

                          Xa nuôi chí lớn”

Nếu ở khổ thơ trên là “yêu lắm con ơi”, là yêu cuộc sống vui tươi bình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thì đến đây người cha nói “thương lắm con ơi”. Bởi sau từ “thương” ấy là những nỗi vất vả, gian khó của con người quê hương. Từ đó, người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thử thách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua. Bằng tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đã lấy cái “cao” vời vời của trời để đo “nỗi buồn”, lấy cái “xa” của đất mà đo “chí lớn”. Với việc sắp xếp các tính từ “cao”, “xa” trong sự tang tiến, nhà thơ còn cho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chí con người lại càng mạnh mẽ. Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiều nỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ý chí nghị lực, có lòng tin vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.  Không những thế, người đồng mình dù sống trong nghèo hổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương, cội nguồn.

                     “Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

                      Sống trong thung không chê thung nghèo đói
                      Sống như sông như suối
                      Lên thác xuống ghềnh
                      Không lo cực nhọc”

Phép liệt kê với những hình ảnh ẩn dụ “đá gập ghềnh”, “thung nghèo đói” đã gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc. Vận dụng thành ngữu dân gian “lên thác xuống ghềnh”, ý thơ gợi bao nỗi vất vả, lam lũ. Cứ như thể, những câu thơ dài ngắn khác nhau kết hợp những thành trác tạo ấn tượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèo của quê hương. Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùng hình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn về vật chất nhưng họ không thiếu ý chí, quyết tâm. Phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả và gian khổ ấy đã tôi luyện cho người đồng mình “chí lớn”, ý chí sắt đá, mạnh mẽ để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua tất cả. Phép so sánh “như sông như suối” đã gợi vẻ đẹp tâm hồn và ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, nhưng họ vẫn trân đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngắn sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sông trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người. Như vậy, qua khổ thơ trên, tác giả Y Phương đã xây dựng nên hình tượng của người đồng mình giàu ý chí, nghị lực, thủy chung và gắn bó sâu sắc với quê hương, cội nguồn.

 Tớ gửi cậu ạ, dài quá đii ==''

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK