1. Béo phì là gì?
Béo phì được định nghĩa là tình trạng tích tụ mỡ bất thường và quá mức tại các mô mỡ và các tổ chức khác dẫn đến các biến chứng có hại cho sức khỏe.
2. Chẩn đoán béo phì ở trẻ em
Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score của chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.
BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên
Trẻ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD
Trẻ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD
BMI là một trong những tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em
3. Nguyên nhân của béo phì
3.1. Béo phì nguyên phát
Do mất cân bằng năng lượng: Tăng lượng thu vào nhiều hơn nhu cầu của cơ thể hoặc/và giảm lượng tiêu hao trong thời gian dài làm tăng tích tụ mỡ trong cơ thể đặc biệt là ở bụng, mông, đùi và vai.
Dạng béo phì đơn thuần thường gặp ở những trẻ béo phì háu ăn, ít hoạt động và giảm chuyển hoá thân nhiệt. Trẻ béo phì thường cao hơn ở lứa tuổi trước dậy thì, nhưng lâu dài trẻ ngưng tăng trưởng sớm và có chiều cao trung bình thấp ở tuổi trưởng thành.
Ăn quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo, đồ ngọt là nguy cơ lớn gây béo phì ở trẻ
3.2. Béo phì thứ phát
Béo phì thứ phát thường gặp trong các bệnh lý nội tiết, bệnh lý di truyền, do dùng thuốc,...
4. Các yếu tố nguy cơ béo phì
Tiền sử gia đình
Thực phẩm giàu năng lượng
Thiểu năng trí tuệ
Vận động thể lực ít
5. Các xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán yếu tố nguy cơ và nguyên nhân
6. Chẩn đoán béo phì
Chẩn đoán béo phì dựa vào nhiều yếu tố, dựa vào các số đo nhân trắc để đánh giá sự cân đối của cân nặng so với chiều cao, phân tích thành phần cơ thể, bề dày nếp gấp da, vòng bụng để đánh giá sự tích mỡ, đánh giá khẩu phần ăn uống- vận động, tiền sử gia đình, khám các dấu hiệu của biến chứng và các dấu hiệu gợi ý nguyên nhân của béo phì (chậm phát triển tâm thần, dị tật bẩm sinh, bệnh lý nội tiết)
Việc chẩn đoán nguyên nhân của béo phì thứ phát rất phức tạp có khi cần phải làm những xét nghiệm định lượng hormone và làm nhiễm sắc thể mới chẩn đoán nguyên nhân gây béo phì.
7. Điều trị béo phì
Tùy thuộc nguyên nhân, độ tuổi và mức độ béo phì của trẻ để xác định mục tiêu điều trị
Xây dựng thói quen ăn uống và vận động lành mạnh
Nguyên tắc cơ bản là điều chỉnh thói quen ăn uống, lựa chọn thực phẩm lành mạnh, tăng cường vận động thể lực. Hạn chế nguồn cung cấp năng lượng dư thừa từ thực phẩm giàu năng lượng như dầu mỡ, đường, bánh kẹo ngọt,...; Khuyến khích tăng cường vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày: qua trò chơi và thể dục thể thao: nhảy dây, bơi lội, chạy hoặc đi bộ nhanh,...ưu tiên môn thể thao phù hợp với sở thích của trẻ.
Vận động giúp tăng cường thể lực, giảm thiểu nguy cơ béo phì
Tiết chế ăn uống- vận động
Xây dựng thực đơn chặt chẽ và y lệnh về vận động trong trường hợp béo phì nặng cần xác định mục tiêu giảm cân
Can thiệp tích cực đa chuyên ngành
Cần có sự tham gia phối hợp của nhiều chuyên gia bao gồm bác sĩ, tiết chế viên, chuyên viên tư vấn tâm lý, chuyên viên tư vấn vận động để kết hợp nhiều biện pháp nhằm thay đổi nhận thức, hành vi bên cạnh các giải pháp tiết chế ăn uống- vận động.
Điều trị bằng thuốc
Thường trẻ béo phì ăn uống thiên lệch, mất cân đối sẽ được xem xét bổ sung chất đạm, vitamin, khoáng chất, omega3, chất xơ,... tùy trường hợp. Ngoài ra, điều trị bằng thuốc còn áp dụng để điều trị nguyên nhân/ biến chứng của béo phì.
Khoa Nhi tại Vinmec là một trong số ít bệnh viện đa chuyên khoa với đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, dinh dưỡng, tâm lý, nội tiết, gan mật giúp xử lý nhanh, kịp thời khi phát hiện ra các bệnh lý trong quá trình khám. Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:
CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA^^
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK