Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 11. Đồng chí Phan Đăng Lưu đã được tổ chức...

11. Đồng chí Phan Đăng Lưu đã được tổ chức Tân Việt phân công sang Quảng Châu (Trung Quốc) gặp Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mấy lần để bàn bạc việc hợp nh

Câu hỏi :

11. Đồng chí Phan Đăng Lưu đã được tổ chức Tân Việt phân công sang Quảng Châu (Trung Quốc) gặp Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên mấy lần để bàn bạc việc hợp nhất hai tổ chức cách mạng? A. 1 lần. B. 2 lần. C. 3 lần. D. 4 lần. 12. Một trong những tài liệu mà Phan Đăng Lưu cùng một số đồng chí khác đã dịch, hiệu đính và biên soạn cho Nhà xuất bản Quan hải tùng thư ở Huế là: A. Hữu thanh. B. Tiếng dân. C. Dân chủ mới. D. An Nam trẻ. 13. Phan Đăng Lưu bị tòa án Nam triều đưa ra xét xử cùng với 60 đảng viên Tân Việt và bị kết án 7 năm tù khổ sai đày đi Buôn Mê Thuột vào thời gian nào? A. ngày 21 tháng 11 năm 1927. B. ngày 21 tháng 11 năm 1928. C. ngày 21 tháng 11 năm 1929. D. ngày 21 tháng 11 năm 1930. 14. Khi bị đày đi Buôn Mê Thuột, để phục vụ cho công tác dân vận trong nhà tù, Phan Đăng Lưu đã vận động anh em tù chính trị học tiếng dân tộc nào? A. Ba na. B. Ê đê. C. Jrai. D. Mơ nông. 15. Tờ báo đầu tay trong cuộc đời làm báo của đồng chí Phan Đăng Lưu? A. Dân. B. Dân tiến. C. Sông hương tục bản. D. Doãn Đê tù báo. 16. Năm 1936, khi được ra khỏi nhà tù Buôn Mê Thuột, thực dân Pháp không cho Phan Đăng Lưu về quê mà quản thúc ông ở đâu? A. Huế. B. Đà Nẵng. C. Sài Gòn. D. Đắc Lắc. 17. Đây là một trong những tờ báo do Phan Đăng Lưu trực tiếp viết bài và chỉ đạo vào năm 1937? A. Thế giới cũ và thế giới mới. B. Nhành lúa. C. Tin tức. D. Sông Hương tục bản. 18.Phan Đăng Lưu đã dùng ngòi bút sắc sảo của mình để tố cáo, đả kích chế độ thực dân Pháp và bọn tay sai, đồng thời luôn nhắc nhở các đồng chí của mình: “đấu tranh trên mặt trận…là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng”. Từ còn thiếu trong dấu (…) là gì? A. chính trị. B. văn hóa. C. tư tưởng. D. báo chí. 19. Đồng chí Phan Đăng Lưu được bầu bổ sung vào BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương và được phân công chỉ đạo phong trào ở Nam Kỳ tại Hội nghị nào? A. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 năm 1936. B. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1939. C. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 năm 1940. D. Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 5 năm 1941. 20. Tháng 11 năm 1940, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã cử Phan Đăng Lưu truyền đạt chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa nào? A. Khởi nghĩa Nam Kỳ. B. Khởi nghĩa Bắc Sơn. C. Binh biến Đô Lương. D. Khởi nghĩa Quảng Ngãi. 21. Sau khi tham dự Hội nghị BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1940, Phan Đăng Lưu trở về Nam và ông đã bị mật thám Pháp bắt vào thời gian nào? A. ngày 12 tháng 11 năm 1939. C. ngày 22 tháng 11 năm 1940. C. ngày 12 tháng 11 năm 1941. D. ngày 22 tháng 11 năm 1941. 22. Đồng chíPhan Đăng Lưu bị thực dân Pháp kết án tử hình vào thời gian nào? Ở đâu? A. ngày 3 tháng 3 năm 1939 - ở Sài Gòn. B. ngày 3 tháng 3 năm 1940 - ở Huế. C. ngày 3 tháng 3 năm 1941 - ở Sài Gòn. D. ngày 3 tháng 3 năm 1940 - ở Đà Nẵng. 23. Trước khi bị xử tử, đồng chí Phan Đăng Lưu đã viết một bức thư gửi về cho các con và những người thân yêu. Bức thư được viết bằng tiếng nước nào? A. tiếng Việt. B. tiếng Anh. C. tiếng Trung. D. tiếng Pháp. 24. Trong bức thư cuối cùng gửi về cho các con và những người thân yêu, đồng chí Phan Đăng Lưu viết: “Cha coi sự ra đi của mình như một…”. Trong dấu (…) là gì? A. sự giải thoát. B. điều bình thường. C. giấc ngủ. D. giấc ngủ dài. 25. Phan Đăng Lưu cùng các đồng chí của ông hi sinh vào thời gian nào? A. ngày 28 tháng 6 năm 1941. B. ngày 26 tháng 6 năm 1941. C. ngày 28 tháng 8 năm 1941. D. ngày 26 tháng 8 năm 1941. 26. Tên trường bắn nơi Phan Đăng Lưu cùng với các đồng chí của ông bị thực dân Pháp hành hình? A. Bà Điểm - Hóc Môn - Gia Định. B. Ngã Ba Giồng - Hóc Môn - Gia Định. C. Xã Xuân Thới Thượng - Hóc Môn - Gia Định. D. Khám Lớn Sài Gòn. 27. Ảnh hưởng của đồng chí Phan Đăng Lưu đối với phong trào cách mạng ở huyện Yên Thành là? A. Có những đóng góp to lớn trong việc xây dựng đường lối cách mạng của Đảng. B. Có những đóng góp to lớn trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cho cách mạng. C. Trở thành biểu tượng và niềm tự hào của một vùng quê giàu truyền thống yêu nước. D. Gieo hạt giống cách mạng đầu tiên trong những ngày chuẩn bị thành lập Đảng bộ huyện. 28. Trên quê hương Yên Thành hiện nay, có mấy ngôi trường mang tên đồng chí Phan Đăng Lưu? A. 1. B. 2. C. 3. D. Không có. 29. Nhà lưu niệm đồng chí Phan Đăng Lưu được công nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa Quốc gia vào thời gian nào? A. 06/8/1990. B. 08/6/1990. C. 06/8/1991. D. 08/6/1991. 30. Tượng đài đồng chí Phan Đăng Lưu tại Công viên Trung tâm thị trấn Yên Thành được khởi công xây dựng và khánh thành vào thời gian nào? A. Khởi công năm 2011, khánh thành năm 2015. B. Khởi công năm 2011, khánh thành năm 2016. C. Khởi công năm 2012, khánh thành năm 2017. D. Khởi công năm 2012, khánh thành năm 2018.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK