Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 1. Tìm hiểu về thơ lục bát : vần ,thanh...

1. Tìm hiểu về thơ lục bát : vần ,thanh , điệu nhịp ? 2. Thế nào là từ đồng âm từ đa nghĩa cho ví dụ ? 3.thế nào là biện pháp hoán dụ ? Cho ví dụ? 4. So sánh

Câu hỏi :

1. Tìm hiểu về thơ lục bát : vần ,thanh , điệu nhịp ? 2. Thế nào là từ đồng âm từ đa nghĩa cho ví dụ ? 3.thế nào là biện pháp hoán dụ ? Cho ví dụ? 4. So sánh biện pháp ẩn dụ và hoán dụ ? Giúp em với ạ

Lời giải 1 :

1, Thể thơ lục bát: 

- Nhịp: nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (trừ 2,4,6), nhịp 2/2/2 tạo sự hài hòa, nhịp nhàng cho các cặp lục bát trong bài.

– Hài thanh:

+ Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2,4,6 trong dòng thơ, đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

+ Thơ lục bát có sự chặt chẽ về cách phối thanh: tiếng thứ 4 bắt buộc là trắc, các tiếng 2,6,8 phải là bằng. Trong đó trong câu bát tiếng thứ 6 và 8 cùng là bằng nhưng phải khác dấu, nghĩa là tiếng thứ 6 là dấu huyền thì tiếng thứ 8 phải không có dấu hoặc ngược lại.

Vần: Thơ 6 – 8 cũng có quy định nghiêm ngặt về cách gieo vần: hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

+ Vần bằng: là các vần có thanh huyền và thanh ngang (không dấu)

+ Vần trắc: là các vần có các dấu còn lại: sắc, hỏi, nặng, ngã

+ Vần chân: hiệp vần ở tiếng thứ 6 câu lục và tiếng thứ 8 câu bát.

+ Vần yêu: là vần ở cuối câu lục hiệp với tiếng thứ 6 câu lục.
2, Từ đồng âm đa nghĩa:

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh, chữ viết, nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Ví dụ trong câu đố:

           Mồm bò, không phải mồm bò mà lại mồm bò.

Từ đa nghĩa (còn gọi là từ nhiều nghĩa) là từ có hai nghĩa trở lên.

          Ví dụ, từ chân

3, Biện pháp hoán dụ

- Hoán dụ là phép tu từ trong câu, gọi tên các sự vật, hiện tượng hoặc khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng, khái niệm khác, dựa trên nét tương cận, gần gũi với nhau nhằm mục đích làm tăng sức gợi hình, gợi cảm, giúp cho sự diễn đạt tốt hơn.

Hoán dụ trong câu: “Áo chàm đưa buổi phân li”. 

=> Người Việt Bắc trong cuộc sống thường mặc áo chàm. Tác giả câu thơ này dùng “áo chàm” giúp người đọc có sự liên tưởng, gần gũi ngay đến người Việt Bắc.

4, So sánh biện pháp ẩn dụ và hoán dụ

a. Giống nhau

  • Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.
  • Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.
  • Tác dụng của ẩn dụ  và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

b. Khác nhau
- Cơ sở liên tưởng khác nhau:

  • Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng, dù hai sự vật đó không liên quan đến nhau nhưng giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK