Trang chủ Vật Lý Lớp 10 Câu 83. So sánh không đúng giữa thế năng hấp...

Câu 83. So sánh không đúng giữa thế năng hấp dẫn với thế năng đàn hồi A. Cùng là một dạng năng lượng. B. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng

Câu hỏi :

Câu 83. So sánh không đúng giữa thế năng hấp dẫn với thế năng đàn hồi A. Cùng là một dạng năng lượng. B. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không. C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối. D. Có dạng biểu thức khác nhau. Câu 84. Điều nào sau đây là sai khi nói về cơ năng: A. Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng. B. Cơ năng của vật được bảo toàn khi vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực hoặc lực đàn hồi. C. Cơ năng của vật có thể âm. D. Cơ năng của vật là đại lượng véc tơ Câu 85. Một vật nhỏ được ném thẳng đứng hướng xuống từ một điểm phía trên mặt đất. Trong quá trình vật rơi: A. Cơ năng không đổi. B. Cơ năng cực tiểu ngay trước khi chạm đất. C. Thế năng tăng. D. Động năng giảm. Câu 101. Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử A. chỉ có lực đẩy. B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút. C. chỉ lực hút. D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút. Câu 102. Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể khí? A. Chuyển động hỗn loạn. B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng. C. Chuyển động không ngừng. D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. Câu 103. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí? A. chuyển động không ngừng. B. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao. C. Giữa các phân tử có khoảng cách. D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động. Câu 104. Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng? A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua. B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua. Câu 105. Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí? A. Thể tích. B. Khối lượng. C. Nhiệt độ tuyệt đối. D. Áp suất. Câu 106. Một lượng khí xác định, được xác định bởi bộ ba thông số: A. áp suất, thể tích, khối lượng. B. áp suất, nhiệt độ, thể tích. C. thể tích, khối lượng, nhiệt độ. D. áp suất, nhiệt độ, khối lượng. Câu 107. Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng? A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau. B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử. C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử. D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử. Câu 108. Theo quan điểm chất khí thì không khí mà chúng ta đang hít thở là A. khi lý tưởng. B. gần là khí lý tưởng. C. khí thực. D. khí ôxi. Câu 109. Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích. C. Đẳng áp. D. Đoạn nhiệt. Câu 124. Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích? A. Đường hypebol. B. Đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ độ. C. Đường thẳng kéo dài thì không đi qua gốc toạ độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0. Câu 125. Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ. A. Qủa bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ. B. Thổi không khí vào một quả bóng bay. C. Đun nóng khí trong một xilanh hở. D. Đun nóng khí trong một xilanh kín Câu 152. Chọn câu đúng. A. Cơ năng không thể tự chuyển hoá thành nội năng. B. Quá trình truyền nhiệt là quá trình thuận nghịch. C. Động cơ nhiệt chỉ có thể chuyển hoá một phần nhiệt lượng nhận được thành công. D. Động cơ nhiệt có thể chuyển hoá hoàn toàn nhiệt lượng nhận được thành công. Câu 153. Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng? A. Nội năng là một dạng năng lượng. B. Nội năng là nhiệt lượng. C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi. Câu 154. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng? A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt. B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng. C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. D. Nhiệt lượng không phải là nội năng. g của thanh.

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK