Bác Hồ dạy chúng ta: "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc nhỏ. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ". Em hiểu lời dạy trên đây của Bác như thế nào? – Dàn ý
A. MỞ BÀI
– Bác Hồ luôn luôn ân cần chỉ bảo, dạy dỗ thanh thiếu niên từ những điều lớn đến những điều nhỏ.
B. THÂN BÀI
1. Điều phải, điều trái là gì? Điều phải nhỏ, điều trái nhỏ là gì?
– Điều phải là điều đúng, điều tốt. Có điều phải to lớn, có điều phải nhỏ nhặt.
– Điều trái là điều sai, điều xấu. Có điều trái lớn, có điều trái nhỏ.
2. Tại sao đối với điều phải thì phải cố làm cho kì được, đối với điều trái thì hết sức tránh?
– Đã là việc phải thì đều đáng làm, nên làm, cần phải làm.
Nhiều việc nhỏ nhặt tầm thường góp lại sẽ thành việc lớn. Từ chối không làm việc phải là thiếu ý thức đạo đức.
– Điều trái là điều có hại cho người khác và hại cho chính mình. Những điều trái nhỏ tích luỹ lại thành điều trái lớn. Không tránh điều trái nhỏ là vi phạm đạo đức xã hội.
3. Thực hiện lời dạy của Bác, ta phải làm như thế nào?
– Không coi thường những điều nhỏ nhặt hàng ngày.
– Thường xuyên tự kiểm điểm, suy nghĩ về hành động của mình,
C. KẾT BÀI
– Bác quan tâm giáo dục chúng ta
– Phấn đấu theo năm điều Bác dạy để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK