câu 3
Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. Vì vậy, nhân dân ngày càng chán ghét chế độ Nga hoàng thối nát.
Thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905) càng làm cho nền kinh tế, chính trị, xã hội ở Nga lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn.
Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công nổ ra khắp nước Nga với khẩu hiệu "Đánh đổ chế độ chuyên chế", "Đả đảo chiến tranh", "Ngày làm 8 giờ", lớn nhất là phong trào của công nhân, nông dân, binh lính diễn ra trong những năm 1905 - 1907.
Kết quả:
Cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1907.
câu 4
Nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bị thất bại vì: Chưa có sự liên kết giữa các dân tộc, tham gia chiến đấu rải rác không tạo thành một khối, không có lãnh đạo, quân đội chưa đủ mạnh để chống lại chủ nghĩa thực dân xâm lược....
=> Thất bại, tan rã, bị đàn áp quá đẫm máu.....
Từ nhận thức trên chúng ta rút ra được ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết của nhân dân Đông Nam
câu 5
Cách mạng công nghiệp đem lại hệ quả về kinh tế và xã hội:
* Về kinh tế:
- Bộ mặt các nước tư bản có nhiều thay đổi: nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện.
- Năng suất lao động được nâng cao và ngày càng xã hội hóa quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
- Thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các nghành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải.
* Về xã hội:
- Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành: tư sản và vô sản.
- Sự tăng cường bóc lột của giai cấp tư sản đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên
câu 6
Cuộc cách mạng Tân Hợi 1911 do Trung Quốc đồng minh hội lãnh đạo
* Nguyên nhân:
- Do mâu thuẩn giữa nhân dân với chế độ phong kiến và đế quốc
- Do nhà Mãn Thanh trao quyền khai thác đường sắt cho bọn đế quốc, bán rẻ lợi ích dân tộc
Diễn biến chính:
- 10-10-1911: Cách mạng bùng nổ ở Vũ Sương, nhanh chóng lan ra khắp miền nam và miền trung Trung Quốc
- 29-12-1911: Lực lượng cách mạng tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân Quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống, thông qua hiến pháp
- 2-1912: Tôn Trung Sơn từ chức, trao quyền lại cho Viên Thế Khải. Cuộc cách mạng kết thúc
* Ý nghĩa:
- Đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Đánh đổ Mãn Thanh, thành lập trung hoa dân quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước châu á
* Nhưng chưa triệt để vì:
- Chưa lật đổ hoàn toàn chế độ phong kiến
- Chưa chia được ruộng đất cho dân cày
- Chưa đánh đuổi được thực dân xâm lượt
câu 7
Nội dung:
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
- Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
Kết quả:
- Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.
- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
câu 8
Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống,… phục vụ giao thông liên lạc.
- Về chính trị - xã hội: Bãi bỏ chế độ nông nô, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền.
- Về giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
- Về quân sự:
+ Tổ chức quân đội theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng.
* Kết quả:
Đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong nước.
- Giúp đất nước thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
Câu 3:
Cách mạng 1905 - 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa. Tuy thất bại những ý nghĩa của cách mạng thật lớn lao. Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các đàn tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh, làm lung lay chế độ Nga hoàng. Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX.
Câu 4:
- Ngay khi bị xâm lược, nhân dân các nước Đông Nam Á đã kiên quyết đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc. Tuy vậy, các cuộc kháng chiến đều thất bại vì lực lượng của bọn xâm lược mạnh, chính quyền phong kiến nhiều nước trở thành tay sai.
- Nguyên nhân: Thiếu tổ chức và thiếu lãnh đạo chặt chẽ.
- Mục đích: Vơ vét tài khoản, không mở mang công nghiệp, tăng thuế, mở đồn điền, bắt lính, đàn áp phong trào yêu nước,...
- Các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á phát triển liên tục
Câu còn lại mình không biết làm ạ!!!
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK