Trang chủ Địa Lý Lớp 7 thuyết trình về châu phi câu hỏi 1379396 - hoctapsgk.com

thuyết trình về châu phi câu hỏi 1379396 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

thuyết trình về châu phi

Lời giải 1 :

1. Vị trí địa lí

- Diện tích: hơn 30 triệu km2.

- Vị trí: 

+ Từ vĩ tuyến 37°20’B - 34°52’N

+ Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.

- Hình dạng lãnh thổ: 

+ Được bao bọc bởi các biển và đại dương, đó là: Địa Trung Hải, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Biển Đỏ.

+ Đường bờ biển ít bị chia cắt; ít vịnh biển, bán đảo, đảo.

2. Địa hình và khoáng sản

* Địa hình:

- Độ cao: Lục địa Phi như một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.

- Các dạng địa hình: 

+ Chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp. 

+ Ít núi cao và đồng bằng thấp.

+ Phía đông có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.

- Hướng nghiêng: Đông Nam-Tây Bắc.

* Khoáng sản đa dạng, phong phú:

- Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì,…

- Phân bố: Ven biển Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.

3. Khí hậu

- Vị trí: Phần lớn lãnh thổ Châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Nhiệt độ trên 200C, thời tiết ổn định.

+ Châu Phi có khí hậu nóng, khô nhất thế giới.

- Hoang mạc chiếm diện tích lớn (Xa-ha-la, Nam-míp,...).

4. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên

- Các môi trường tự nhiên nằm tương xứng qua đường xích đạo.

- Đặc điểm của các môi trường:

+ Môi trường xích đạo ẩm: thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm.

+ Hai môi trường nhiệt đới: rừng thưa cây bụi, tập trung nhiều động vật ăn cỏ, ăn thịt.

+ Hai môi trường hoang mạc: động thực vật nghèo nàn.

+ Hai môi trường Địa Trung Hải: rừng cây bụi rụng lá, khí hậu mát mẻ.

5. Nông nghiệpa. Ngành trồng trọt

- Đặc điểm:

+ Cây công nghệp được trồng theo hướng chuyên môn hóa để xuất khẩu.

+ Cây lương hực chiếm tỉ trọng nhỏ, kĩ thuật lạc hậu, không đủ đáp ứng nhu cầu.

- Phân bố:

+ Cây công nghiệp (Cà phê, cọ dầu, ca cao): Ở duyên hải phía Bắc và vịnh Ghinê, phía Đông châu lục,…

+ Cây ăn quả cận nhiệt (Cam, chanh, nho, ôliu): Ở cực Bắc và cực Nam châu lục, môi trường Địa Trung Hải.

+ Cây lương thực (Lúa mì, ngô, kê, lúa gạo): Ở các nước ven Địa Trung Hải và Cộng hòa Nam Phi, Ai cập, châu thổ sông Nin,…

b. Ngành chăn nuôi

- Kém phát triển, hình thức chủ yếu là chăn thả.

- Nuôi ở thảo nguyên hoặc bán hoang mạc.

- Vật nuôi tiêu biểu: Cừu, dê.

6. Công nghiệp

- Đặc điểm:

+ Nền công nghiệp chậm phát triển.

+ Giả trị sản lượng công nghiệp chiếm 2% toàn thế giới.

- Một số ngành tiêu biểu: Khai thác khoáng sản, lắp ráp, luyện kim màu, hóa chất,...

- Một số nước tương đối phát triển: Cộng hòa Nam Phi, Li –Bi, An –giê-ri, Ai Cập.

7. Dịch vụ

- Hoạt động xuất – nhập khẩu:

+ Các mặt hàng xuất khẩu: Chủ yếu là nguyên liệu thô, nông sản nhiệt đới.

+ Các mặt hàng nhập khẩu: Máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng và lương thực.

- Ngành du lịch: Phát triển ở một số nước như Ai Cập, Ni-giê-ri,…

8. Đô thị hóa

- Đặc điểm: 

+ Tốc độ đô thị hóa không tương xứng với trình độ phát triển kinh tế.

+ Bùng nổ dân số đô thị châu Phi.

- Nguyên nhân:

+ Gia tăng dân số tự nhiên cao, thiên tai, sản xuất nông nghiệp không phát triển.

+ Nội chiến liên miên, dân tị nạn về thành phố.

- Hậu quả:

+ Kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.

+ Nảy sinh nhiều vấn đề an sinh, xã hội.

+ Tác động xấu đến môi trường.

9. Khu vực Bắc Phia. Khái quát tự nhiên

- Phía Bắc:

+ Dãy núi trẻ At-lat ở rìa phía tây bắc của châu lục. Các đồng bằng ven Địa Trung Hải.

+ Khí hậu Địa Trung Hải.

+ Thảm thực vật: rừng lá rộng rậm rạp ở sườn đón gió, vào sâu nội địa là xavan, cây bụi.

- Phía Nam:

+ Hoang mạc nhiệt đới (hoang mạc Sahara).

+ Khí hậu rất khô và nóng.

+ Thực vật: gồm những bụi cỏ gai thưa thớt, cằn cỗi; các ốc đảo có cây cối xanh tốt.

=> Thiên nhiên phân hóa từ Bắc – Nam, lượng mưa và địa hình chi phối chủ yếu sự phân hóa thiên nhiên.

b. Khái quát kinh tế - xã hội

- Dân cư, tôn giáo: Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và Béc be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo hồi.

- Các nước Địa Trung Hải:

+ Có lịch sử phát triển từ rất sớm: nền văn minh sông Nin, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác.

- xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát và du lịch.

+ Trồng các loại cây: Lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới.

- Các nước thuộc Sa-ha-ra:

+ Có nhiều đô thị mới với các công trình khai thác, chế biến dầu mỏ.

+ Trồng các loại cây: lạc, bông, ngô,...

10. Khu vực Trung Phia. Khái quát tự nhiên

Có sự khác nhau giữa phía tây và phía đông

- Phía Tây: chủ yếu là bồn địa, khí hậu xích đạo ẩm và nhiệt đới.

+ Môi trường xích đạo ẩm: khí hậu nóng, mưa nhiều, đất đai màu mỡ, rừng rậm xanh quanh năm. Sông ngòi dày đặc, lớn nhất là sông Công – gô.

+ Môi trường nhiệt đới: có một mùa mưa, một mùa khô; phát triển rừng thưa và xavan.

11. Khu vực Nam Phi. Khái quát tự nhiên

- Đặc điểm địa hình:

+ Là cao nguyên khổng lồ cao trung bình hơn 1000m.

+ Phía đông nam là dãy Đrê-ken-béc nằm sát biển cao 3000m.

+ Trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Phần lớn Nam Phi nằm trong môi trường khí hậu nhiệt đới. 

+ Cực Nam có khí hậu địa trung hải.

+ Lượng mưa và thảm thực vật phân hoá theo chiều từ tây sang đông.

b. Khái quát kinh tế - xã hội

- Đặc điểm dân cư, xã hội:

+ Thành phần chủng tộc đa dạng: 3 chủng tộc lớn và người lai.

+ Tôn giáo: Phần lớn theo đạo Thiên Chúa.

- Đặc điểm kinh tế:

+ Các nước khu vực Nam Phi có trình độ phát triển kinh tế rất chênh lệch.

+ CH Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất. 

+ Mô-dăm-bích, Ma-la-uy... là những nước nông nghiệp lạc hậu.

- Phía Đông: địa hình có độ cao lớn nhất, gồm sơn nguyên và hồ kiến tạo; khí hậu gió mùa xích đạo; phát triển “xavan công viên”, rừng rậm ở sườn đón gió; khoáng sản (vàng, đồng, chì,…).

b. Khái quát kinh tế – xã hội

- Dân cư: là khu vực đông dân nhất Châu Phi, chủ yếu là người Bantu chủng tộc Nêgrốit, tín ngưỡng đa dạng.

- Kinh tế: Chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp để xuất khẩu.

- Khó khăn: Đất đai thoái hoá, hạn hán, nạn châu chấu, giá nông sản và khoáng sản không ổn định.

*Mình không hiểu bạn thuyết trình gì nên mình ghi hết nên bạn tham khảo*

Thảo luận

-- Bạn có thể dựa vào đó để viết thành một bài thuyết trình đc ko
-- hơi khó bạn
-- Vậy thôi bạn nhé

Lời giải 2 :

-châu phi là châu lục có diện tích lớn thứ 3 thế giới sau châu á, châu mĩ, có diện tích hơn 30 triệu $km^{2}$ 

-nguyên nhân:

+phần lớn lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến

+bờ biển ích bị cắt xẻ , lãnh thổ rộng lớn , dẫn đến ịt bị ảnh hưởng của dòng biển

+ảnh hưởng dòng biển lạnh

+lục địa á - âu chắn ở phía bắc, giò mùa đông bắc lạnh khô , khó gây mưa

-mưa ít, lượng mưa phân bố không đều giảm dần từ xích đạo và 2 chí tuyến

-mưa nhiều ở ven vịnh ghi-nê, 2 bên đường xích đạo

-mưa ít ở vùng hoang mạc phía bắc và phía nam

-các môi trường nằm đối xứng 2 bên đường xích đạo

+môi trường xích đạo ẩm: mưa nhiều , mưa quanh năm , động thực vật phong phú đa dạng

+môi trường nhiệt đới: càng xa xích đạo lượng mưa càng giẩm dần, từ rừng rậm -rừng thưa và xavan, động vật phong phú

+2 môi trường hoang mạc: mưa ít, khí hậu khắc nhiệt động thực vật nghèo nàn.

+2 môi trường địa trung hải: mưa vào mùa thu đông, thực vật chủ yếu, rừng cây, bụi gai, lá cứng.

@xin hay nhất

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK