Trang chủ Toán Học Lớp 7 lập sơ đồ tư duy chương IV giúp em với...

lập sơ đồ tư duy chương IV giúp em với viết các ý cũng được ạ cho nhanh hmihmi=)) câu hỏi 4310681 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

lập sơ đồ tư duy chương IV giúp em với viết các ý cũng được ạ cho nhanh hmihmi=))

Lời giải 1 :

$\text{BIỂU THỨC ĐẠI SỐ}$

$1,$ Khái niệm về biểu thức đại số 

     Biểu thức đại số là $1$ biểu thức gồm số và chữ

$2,$ Gía trị của $1$ biểu thức đại số

$3,$ Đơn thức

$a,$ Khái niệm đơn thức

    Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số, hoặc một biến, hoặc một tích giữa các số và các biến.
$b,$ Đơn thức thu gọn

    Đơn thức thu gọn là đơn thức chỉ gồm tích của một số với các biến mà mỗi biến đã được nâng lên lũy thừa với số mũ nguyên dương.

$c,$ Bậc của đơn thức 

    Bậc của đơn thức có hệ số khác $0$ là tổng số mũ của tất cả các biến có trong đơn thức đó.
$d,$ Nhân $2$ đơn thức

    Để nhân hai đơn thức, ta nhân các hệ số với nhau và nhân các phần biến với nhau.
$e,$ Đơn thức đồng dạng

$-$ Khái niệm: Hai đơn thức đồng dạng là hai đơn thức có hệ số khác $0$ và có cùng phần biến. Các số khác $0$ được coi là những đơn thức đồng dạng.
$-$ Cộng trừ đơn thức đồng dạng: Để cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng, ta cộng (hay trừ) các hệ số với nhau và giữ nguyên phần biến.
$4,$ Đa thức
$a,$ Khái niệm đa thức 

    Đa thức là một đơn thức hoặc một tổng của hai hay nhiều đơn thức.
$b,$ Đa thức thu gọn
    Đa thức thu gọn là đa thức không còn hai hạng tử nào đồng dạng.
$c,$ Bậc của đa thức

    Bậc của đa thức là bậc của hạng tử có bậc cao nhất trong dạng thu gọn của đa thức đó.

$d,$ Cộng, trừ đa thức

$-$ Để cộng (hay trừ) hai đa thức, ta làm như sau:

Bước $1$: Viết hai đa thức trong dấu ngoặc

Bước $2$: Thực hiện bỏ dấu ngoặc (theo quy tắc dấu ngoặc)

Bước $3$: Nhóm các hạng tử đồng dạng

Bước $4$: Cộng, trừ các đơn thức đồng dạng.

$e,$ Đa thức $1$ biến

$-$ Khái niệm: Đa thức một biến là tổng của những đơn thức của cùng một biến.
$-$ Sắp xếp đa thức $1$ biến: Để thuận lợi cho việc tính toán đối với các đa thức một biến, người ta thường sắp xếp các hạng tử của chúng theo lũy thừa tăng hoặc giảm của biến.
$-$ Cộng, trừ đa thức $1$ biến: 

$+$ Cách $1$: Cộng, trừ đa thức theo “hàng ngang”

$+$ Cách $2$: Sắp xếp các hạng tử của hai đa thức cùng theo lũy thừa giảm (hoặc tăng) của biến rồi đặt phép tính theo cột dọc tương ứng như cộng, trừ các số (chú ý đặt các đơn thức đồng dạng ở cùng một cột).

$-$ Nghiệm của đa thức $1$ biến: Nếu tại $x = a$ đa thức  $P(x)$ có giá trị bằng $0$ thì ta nói $a$  $($ hoặc $x =a )4 là một nghiệm của đa thức đó.
__________________
$#tram8356$

$#ALL ONE$

image

Thảo luận

-- xl muộn ạ=))
-- ko sao đâu
-- thanks nhiều ạ
-- b trl dài quá biết v cho 60 điểm=)
-- :))

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK