`#PK`
Tác phẩm "Sang thu" được sáng tác bởi nhà thơ Hữu Thỉnh. Ông sinh năm 1942 với giọng thơ ấm áp tình người và giàu sức gợi cảm. Ông viết nhiều và hay về con người, cuộc sống nông thôn về mùa thu. Bài thơ "Sang thu" được viết năm 1977, là một trong những mùa thu đầu tiên người lính được sống trong hòa hình, rút từ tập "Từ chiến hào đến thành phố".
Khổ thơ đầu là những cảm nhận tinh tế của tác giả trước khoảnh khắc sang thu ở không gian gần và hẹp, cụ thể là làng quê.
"Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về"
Mùa thu bắt đầu không phải là những nét đặc trưng quen thuộc ta đã gặp với “Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”(Nguyễn Khuyến), với hình ảnh lá “ngô đồng”“vàng rơi”(Bích Khê), hay “Gió thổi mùa thu hương cốm mới”(Nguyễn Đình Thi). Hữu Thỉnh chợt nhận ra tín hiệu chuyển mùa từ ngọn gió se mang theo hương ổi chín và sự cảm nhận bằng khứu giác, xúc giác ấy đã đem đến 1 phát hiện độc đáo, sáng tạo, quen mà lạ về khoảnh khắc sang thu trong thơ ca VN: “Bỗng nhận ra hương ổi/Phả vào trong gió se”. Từ “bỗng” mở đầu bài thơ cho thấy mùa thu đến thật đột ngột, bất ngờ, không hẹn trước. Nó còn gợi cái bất chợt, ngỡ ngàng trong cảm nhận của tác giả trước sự hiện diện của hương ổi chín trong làn gió đầu thu. Hương ổi không thoảng đưa ngan ngát đâu đây mà thơm lựng, đậm đà như sánh lại thành từng luồng phả vào trong gió. Một chữ “phả” cũng đủ để gợi tả cụ thể, chính xác hương ổi chín hòa quyện với gió hanh khô se lạnh, thứ hương thu thanh khiết ấy làm thức dậy cả không gian vườn ngõ và tâm hồn nhà thơ. Ở 1 miền quê nhỏ, trong phút giây bất chợt bắt gặp hương thu, nhà thơ bỗng sững sờ..., bao kỉ niệm sâu thẳm trong tâm tưởng, những kí ức xa xôi như đang sống dậy, ùa về, gợi nhớ thương ...
Thời khắc sang thu còn được nhà thơ cảm nhận qua thị giác và một tín hiệu đặc trưng nữa của thu được phát hiện: “Sương chùng chình qua ngõ”. Lúc lập thu, ở làng quê Bắc Bộ, tiết trời mát mẻ, lúc sáng sớm, chiều tối thường có sương. Từ láy “chùng chình” là một sáng tạo của Hữu Thỉnh, gợi sự chuyển động nhẹ nhàng, chầm chậm, gợi cái man mác, mơ hồ của không gian chớm thu trong khói sương lãng đãng. Sương thu được nhân hoá như đang cố ý chậm lại,như mang theo tâm hồn thi nhân. Làn sương mỏng nhẹ, giăng mắc chuyển động chầm chậm như gợi trạng thái nửa muốn đi, nửa muốn ở, lưu luyến, bịn rịn, ngập ngừng trước khoảnh khắc sang thu. Cái “ngõ” mà sương thu đi qua vừa là ngõ thực, vừa là cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa.
Phút giây giao mùa của thiên nhiên, đất trời cảm thấy rồi, đang hiện hữu trong không gian, như xích lại gần đánh thức tâm hồn người, vậy mà nhà thơ vẫn sững sờ đến khó tin:“Hình như thu đã về”. Thu về rồi sao lòng người còn nghi hoặc? Phải chăng vì thu đến quá bất ngờ nên cả khứu giác, xúc giác, thị giác đều mách bảo thu về mà nhà thơ vẫn chưa dám tin dám chắc? Hay bước đi của thu quá nhẹ nhàng, như hư như thực, chợt đến thoảng qua như gió thổi, hương bay khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bối rối? Thành phần tình thái “hình như” làm tăng thêm cảm giác bâng khuâng, xao xuyến của chủ thể trữ tình. Câu thơ như một lời thầm hỏi lại mình để khẳng định hay sự nghi hoặc kia là cách cố tình lảng tránh, chưa dám đối diện với mùa thu cuộc đời của 1 tâm hồn nhạy cảm, không muốn già đi theo năm tháng?
Khổ thơ hai là cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh trước khoảnh khắc sang thu của không gian đất trời cao rộng.“Sông được lúc dềnh dàng//Chimbắt đầuvội vã//Có đám mây mùa hạ//Vắt nửa mình sangthu”. Sự vận động giao mùa được cụ thể hóa bằng sắc thái đổi thay của tạo vật, bức tranh thu từ vô hình, nhỏ hẹp sang hữu hình với không gian rộng mở hơn. Nghệ thuật đối ở hai câu đầu tự nhiên, chặt chẽ, đẹp như trong thơ cổ điển diễn tả chính xác cụ thể khoảnh khắc chớm thu, tạo nên một bức tranh đa tầng bậc với không gian bát ngát, cao vời. Cặp từ láy trái nghĩa “dềnh dàng – vội vã” gợi tả vận động ngược chiều, tương phản của thiên nhiên nhưng lại là những nét rất đặc trưng cho cảnh vật sang thu. Phép nhân hóa sông “dềnh dàng”, chim “vội vã” không chỉ gợi tả dòng sông êm ả, lững lờ trôi mà còn gợi tình người sâu lắng, ngẫm ngợi, suy tư; không chỉ gợi sự khẩn trương, gấp gáp của cánh chim trời (bay đi tránh rét hay về xây tổ ấm) mà còn gợi tình người xốn xang, xao xuyến. Cảnh vật thiên nhiên đất trời trong khoảnh khắc sang thu hiện lên sống động và gần gũi biết bao! Từ ngữ “được lúc”, “bắt đầu”cho thấy sự tinh tế của tác giả trong cảm nhận về sự mới chớm, mới bắt đầu của thu. Hai câu cuối là 1 hình ảnh kết tinh sự sáng tạo độc đáo, tài hoa nữa của Hữu Tỉnh: "Có đám mây mùa hạ//Vắt nửa mìnhsang thu". Biện pháp nhân hóa tạo cách diễn đạt đầy ấn tượng làm lạ hóa, ảo hóa hình ảnh đám mây, một liên tưởng thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ mới mẻ, gợi cảm. Làn mây mỏng nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại, như dải lụa, như tấm khăn nhẹ nhàng buông lơi trên bầu trời nửa còn đang hạ nửa đã nghiêng về thu.Áng mây ấy tựa như một nhịp cầu thời gian duyên dáng nối đôi bờ hạ - thu. Động từ “vắt” kết hợp hình ảnh “nửa mình” tạo ra thế di chuyển mềm mại, uyển chuyển của áng mây, hữu hình hóa bước đi của thời gian. Một chữ “vắt” đã làm hiện hữu cả khoảnh khắc sang thu. Hình ảnh mây là thực nhưng cái ranh giới hai mùa trên bầu trời kia là hư ảo, sản phẩm của trí tưởng tượng độc đáo, bay bổng, tinh tế vô cùng. Đám mây hạ nhuốm sắc thu còn gợi tình người dùng dằng, bịn rịn, nửa lưu luyến mùa hạ chói chang –thời tuổi trẻ cháy bỏng ước mơ, nửa đón nhận vẻ êm đềm, sâu lắngkhi đất trời và đời người bước sang thu.
Với thể thơ 5 chữ, nhịp thơ chậm, âm điệu nhẹ nhàng, nhiều từ có giá trị gợi tả, gợi cảm sâu sắc, sự cảm nhận tinh tế, thú vị, gợi những liên tưởng bất ngờ cùng với hình ảnh chọn lọc, gợi cảm mang nét đặc trưng của sự giao mùa hạ -thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt. Sự biến chuyển này đã được Hữu Thỉnh gợi lên bằng cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm trong bài “Sang thu”.“Sang thu”, khúc giao mùa nhẹ nhàng thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thì thầm triết lí đã nối tiếp hành trình thơ thu dân tộc, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đem đến cho ta tình yêu đất nước qua nét thu đẹp của quê hương”.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK