Quyền tự do kinh doanh:
- Thứ nhất, cá nhân, tổ chức có quyền được tự mình lựa chọn những ngành nghề mà mình muốn kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó.
- Thứ hai, quyền được tự do lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình từ việc quyết định về vốn đầu tư, chỉ cần mức vốn đó đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu là kinh doanh một số ngành nghề đặc thù theo quy định. Bên cạnh đó, có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình thông qua việc huy động vốn.
- Thứ ba, được quyền tự lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, chỉ cần đảm bảo các quy định về loại hình đó như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: .
- Thứ tư, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được toàn quyền thực hiện những vấn đề liên quan như lựa chọn khách hàng, thỏa thuận, ký kết hợp đồng, nội dung thực hiện,…
- Thứ năm, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được tự do cạnh tranh một cách lành mạnh. Khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp được pháp luật quy định như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hay tòa án.
Quyền gián tiếp - được hưởng các tiện ích do Nhà nước cung cấp
-> Người nộp thuế có quyền được hưởng các tiện ích và phúc lợi công cộng do Nhà nước cung cấp. Những lợi ích vật chất hay tinh thần mà Nhà nước cung cấp là những giá trị đặc biệt mà không chủ thể nào trong xã hội có khả năng thực hiện như: xây dựng các công trình công cộng, cung ứng phúc lợi xã hội, ban hành pháp luật, thành lập các cơ quan quản lý, cơ quan tư pháp, bộ máy trấn áp...
Quyền trực tiếp - phát sinh khi tham gia vào quan hệ pháp luật thuế
-> Đây là những quyền mà Nhà nước cho người nộp thuế hưởng trên cơ sở điều chỉnh quan hệ pháp luật thuế cũng như đảm bảo hiệu quả của quá trình hành thu thuế, bảo đảm vai trò của thuế như là một công cụ điều tiết nền kinh tế, tạo sự công bằng trong xã hội. Nhà nước cho phép người nộp thuế được bảo vệ những quyền lợi chính đáng của mình, trong những trường hợp như: nộp thuế thừa so với yêu cầu của Nhà nước, lâm vào hoàn cảnh không thể tạo ra những lợi ích vật chất tương ứng để nộp thuế, bị cơ quan quản lý Nhà nước áp dụng pháp luật thuế không đúng gây thiệt hại...
Là quyền của công dân lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
Lưu ý: Tự do kinh doanh nhưng phải đảm bảo tuân thủ pháp luật và hiến pháp. Không tham gia kinh doanh các mặt hàng và loại hình nằm trong danh mục cấm của nhà nước.
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.
Nguồn : kiến thứcLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK