Câu 1 :
- Ánh sáng ảnh hưởng đến hình thái thực vật và phân loại thực vật chia thành 2 loại là: Thực vật ưa sáng và thực vật ưa bóng
- Ánh sáng ảnh hưởng đến trao đổi chất, năng lượng và các quá trình sinh lý của cây thông qua cơ chế quang hợp
- Mỗi cường độ ánh sáng có cường độ quang hợp khác nhau : các tia sáng đỏ và xanh tím giúp cây xanh quang hợp tốt nhất.
Câu 2 :
Giới hạn sinh thái: là giới hạn khả năng chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định trong môi trường. Qua đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển một cách ổn định theo thời gian. Mỗi loài sinh vật đều có giới hạn sinh thái khác nhau.
Ví dụ: Giới hạn sinh thái của cá rô phi ở VN về nhiệt độ là từ 5 đến 42 độ
Câu 3:
Quần thể sinh vật là tập hơp những cá thể cùng loài sinh sống trong một không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định ,những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới
- Các sinh vật trong một quần thể thường có những mối quan hệ:
+ Quan hệ hỗ trợ : Hỗ trợ nhau để tìm nguồn sống , đấu trang sinh tồn , hoặc bảo vệ con non
Ví dụ: Các cây thông liền rễ
+ Quan hệ cạnh tranh : Khi nguồn sống cạn kiệt , môi trường sống chật hẹp xảy ra sự cạnh giữa các cá thể trong loài . Có thể cạnh tranh trong mùa sinh sản để tranh giành bạn tình
Ví dụ: Các con hà mã đấu nhau trong giai đoạn sinh sản
Câu 4:
Hệ sinh thái: là một hệ thống mở hoàn chỉnh bao gồm các quần xã sinh vật và là khu vực sống của sinh vật còn được gọi là sinh cảnh
Chuỗi thức ăn: là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau
Lưới thức ăn: là một khái niệm dùng trong sinh học, được hiểu là một tập hợp các chuỗi thức ăn có chung nhiều mắt xích tồn tại trong một hệ sinh thái nào đó
Câu 5:
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật:
- Đây là các yếu tố vô sinh
- ẢNh hưởng lến đến quá trình tổng hợp, chuyển hóa chất
- Khi vượt ngoài mức giối hạn về các yếu tố sẽ gây chết hoặc giảm sức sống của sinh vật
Câu 6:
Các biện pháp bảo vệ môi trường:
- Hạn chế các loại hóa chất trừ sâu
- Không xả rác bừa bãi
- Trồng cây gây rừng
- Xử trí rác thải đúng quy trình
- Nâng cao thái độ bảo vệ môi trường
Đáp án+Giải thích các bước giải:
Câu 1
Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật
- Ảnh hưởng đến hình thái
+ Tính hướng sáng
`@` Cây mọc trong rừng có thân cao, cành lá tập trung ở ngọn,có hiện tượng tỉa cảnh tự nhiên
`@` Cây mọc nơi quang đãng: Thân thấp,tán rộng, cành lá nhiều và không có hiện tỉa cành
+ Hình thái
`@` Cây ưa sáng: Phiến lá hẹp,có màu xanh nhạt
`@` Cây ưa bóng: Phiến lá rộng, xanh thẫm
-Ảnh hưởng đến quá trình sinh lý
+ Quang hợp
`@` Cây ưa sáng: Quang hợp tăng khi cường độ ánh sáng tăng
`@` Cây ưa bóng: Quang hợp được trong điều kiện ánh sáng yếu,quang hợp yếu khi ánh sáng tăng
+ Thoát hơi nước
`@` Cây ưa sáng: Sự điều tiết thoát hơi nước linh hoạt
`@` Cây ưa bóng: Sự điều tiết thoát hơi nước kém
- Nhóm thực vật
`@` Nhóm cây ưa sáng: Gồm những cây sống quang đãng
Vd: Lúa, mì, mía
`@` Nhóm cây ưa bóng: Gồm những cây sống nơi ánh sáng yếu,dưới tán cây
Vd: Lá lốt, phong lan
Câu 2
- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định
- Vd: Giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam từ `5^o -> 42^o`
Câu 3
Quẩn thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài,sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định,ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành thế hệ mới
Các mối quan hệ trong quần thể: Trong quần thể có các mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài.
Câu 4
- Hệ sinh thái là bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã. Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định
- Lưới thức ăn là dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài là một mắt xích, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước vừa là sinh vật phía sau tiêu thụ
- Lưới thức ăn bao gồm các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung
Câu 5
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh vật
- Đa số cá loài sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ `0^o C-> 50^o C`
- Tuy nhiên cũng có một số loài sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ lên hình thái và đặc điểm sinh lí của sinh vật
`@` Thực vật:
Vùng nhiệt đới: Hầu hết là cây có lớp cutin dày. Hạn chế thoát hơi nước
Vùng ôn đới: Rụng lá mùa đông giúp cây giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh, chồi có vảy bảo vệ, thân và rễ có lớp bần dầy cách nhiệt
`@` Động vật: Các động vật sống vùng lạnh có lông dày kích thước to hơn các động vật cùng loài sống vùng nhiệt đới
+ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh lí
`@` Thực vật: Cây quang hợp, hô hấp tốt ở `20^o C -> 30^o C` . Cáy ngừng quang hợp ; hô hấp ở `0^o C ->` và `40^o C`
`@` Động vật: có thể tránh nóng, tránh lạnh trong hang; động vật ở vùng lạnh có hiện tượng ngủ đông.
+ Nhóm sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt
`@` Nhóm sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phù thuộc vào nhiệt độ của môi trường
Vd: Vi sinh vật,nắm, thực vật, động vật không xương sống, lưỡng cư, bò sát
`@` Nhóm sinh vật hằng nhiệt: Có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường
Vd: Chim, thú,con người
Ảnh hưởng của độ ẩm lên đời sống sinh vật
+ Sinh vật thích nghi với môi trường sống khác nhau
+ Hình thành các nhóm sinh vật
`@` Thực vật
Nhóm ưa sáng: Sống dưới nước, ven bờ suối, dưới tán rừng: lá có phiến mỏng và rộng, mô giậu kém phát triển
Nhóm chịu hạn: Sống ở hoang mạc, núi đá, có thân mọng nước hoặc lá biến thành gai
`@` Động vật
Nhóm ưa ẩm: Sống dưới nước hoặc nơi ẩm ướt như ếch, nhái
Nhóm ưa khô: bò sát có da vảy rừng
Câu 5
Giữ gìn cây xanh
Sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên
Sử dụng năng lượng ít gây ô nhiễm môi trường
Giảm sử dụng túi nilông
Nâng cao ý thức sống
$@#Nganle$
`@Hoidap247`
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK