Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu...

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác Anh đội viên nhìn

Câu hỏi :

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Lặng yên bên bếp lửa Vẻ mặt Bác trầm ngâm Ngoài trời mưa lâm thâm Mái lều tranh xơ xác Anh đội viên nhìn Bác Càng nhìn lại càng thương Người Cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm Rồi Bác đi dém chăn Từng người từng người một Sợ cháu mình giật thột Bác nhón chân nhẹ nhàng Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng (Trích Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2017) Bài 1: Trắc nghiệm: 1. Cho biết thể thơ của đoạn thơ trên? A. Thơ lục bát C. Thơ năm chữ B. Thơ bảy chữ D. Thơ tự do 2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? A. Tự sự C. Biểu cảm B. Miêu tả D. Nghị luận 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu: “Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng”? A. Nhân hóa C. Điệp ngữ B. Ẩn dụ D. So sánh 4. Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất nghĩa của từ “trầm ngâm”? A. Có dáng vẻ đang suy nghĩ nghiền ngẫm điều gì. B. Có cử chỉ ngạc nhiên, vui vẻ. C. Có dáng vẻ đang tập trung làm một việc gì đó. D. Có nét mặt buồn rầu, đau khổ. 5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ? A. Nhón chân, lửa hồng B. Xơ xác, lặng yên C. Mơ màng, bếp lửa D. Mái tóc, lồng lộng 6. Vì sao khi dém chăn, Bác lại “nhón chân nhẹ nhàng”? A. Vì đó là phong thái của Bác B. Vì Bác sợ anh đội viên giật thột C. Vì anh đội viên đang mơ màng D. Vì ngoài trời mưa rất to 7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy? A. Nhẹ nhàng, lồng lộng B. Xơ xác, bóng Bác C. Lửa hồng, mơ màng D. Trầm ngâm, bóng Bác 8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ/ cụm từ chỉ hoạt động? A. Trầm ngâm, xơ xác, thương B. Lặng yên, đốt lửa, nhẹ nhàng C. Giật thột, nằm, lửa hồng D. Đốt lửa, nhìn, dém chăn

Lời giải 1 :

Bài 1: Trắc nghiệm: 1. Cho biết thể thơ của đoạn thơ trên?
C. Thơ năm chữ (vì mỗi câu thơ trên bài thơ có 5 chữ)
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
B. Miêu tả (Vì bài thơ trên miêu tả lại)
3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu: “Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng”?
A. Nhân hóa
4. Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất nghĩa của từ “trầm ngâm”?
A. Có dáng vẻ đang suy nghĩ nghiền ngẫm điều gì.
5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?
B. Xơ xác, lặng yên
6. Vì sao khi dém chăn, Bác lại “nhón chân nhẹ nhàng”?
B. Vì Bác sợ anh đội viên giật thột
7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. Nhẹ nhàng, lồng lộng
8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ/ cụm từ chỉ hoạt động?
ko biết nà
Chúc bạn học tốt.






Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Cho biết thể thơ của đoạn thơ trên?

C. Thơ năm chữ

2. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

B. Miêu tả

3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu: “Anh đội viên mơ màng/ Như nằm trong giấc mộng”?

D. So sánh

4. Dòng nào dưới đây giải thích đúng nhất nghĩa của từ “trầm ngâm”?

A. Có dáng vẻ đang suy nghĩ nghiền ngẫm điều gì.

5. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các tính từ?

B. Xơ xác, lặng yên

6. Vì sao khi dém chăn, Bác lại “nhón chân nhẹ nhàng”?

B. Vì Bác sợ anh đội viên giật thột

7. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?

A. Nhẹ nhàng, lồng lộng

8. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ/ cụm từ chỉ hoạt động?

D. Đốt lửa, nhìn, dém chăn

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK