(TCHH và phương trình có thể tham khảo kĩ hơn trong sgk)
- $H_3PO_4$:
+ Cấu tạo phân tử: là axit ba nấc, ba nấc đều điện li không hoàn toàn trong đó nấc 1 có $pKa$ nhỏ nhất. $P^{+5}$ bền hơn $N^{+5}$ của $HNO_3$.
+ TCHH: có tính axit trung bình, tính oxi hoá (trung tâm oxi hoá là $H^+$). Có thể tạo 3 loại muối photphat.
+ TCVL: chất rắn không màu, tan tốt trong nước.
+ Điều chế: trong công nghiệp đi từ photpho hoặc hh quặng photphorit + $H_2SO_4$ đặc; trong PTN điều chế từ $P+HNO_3$ đặc.
+ Ứng dụng: sử dụng trong tẩy rửa, công nghiệp thực phẩm,...
- $HNO_3$:
+ Cấu tạo phân tử: H liên kết trực tiếp với O của nhóm $HNO_3$, hơn nữa nhóm không no $NO_2$ có tính hút e nên liên kết $O-H$ phân cực mạnh.
+ TCHH: có tính axit mạnh, oxi hoá mạnh. Oxi hoá được kim loại từ Ag trở về trước, nhiều phi kim và hợp chất có tính khử.
+ TCVL: chất lỏng không màu, dễ bốc khói trong không khí ẩm, ngả vàng nếu để lâu ngoài không khí, tan tốt trong nước.
+ Điều chế: trong công nghiệp, điều chế từ $N_2$; trong PTN điều chế từ $NaNO_3$ rắn khan + $H_2SO_4$ đặc nóng.
+ Ứng dụng: sản xuất phân bón, thuốc nổ (trinitrophenol, trinitroglixerin,...)
- Photpho:
+ Cấu tạo phân tử: dạng thù hình photpho trắng gồm các phân tử $P_4$; dạng thù hình photpho đỏ là cấu trúc polime $(P_4)_n$
+ TCHH: có tính oxi hoá và tính khử. Tác dụng với 1 số phi kim, kim loại, hợp chất,...
+ TCVL: photpho trắng là chất rắn trắng, mềm, dễ cắt, dễ cháy, là chất ăn mòn nguy hiểm; photpho đỏ là chất rắn màu đỏ, dễ hút ẩm, dễ chảy rữa, an toàn hơn photpho trắng.
+ Điều chế: từ hỗn hợp quặng apatit (hoặc photphorit)+ than + cát.
+ Ứng dụng: sử dụng trong bom khói, phân bón, bả chuột,...
- Nitơ:
+ Cấu tạo phân tử: gồm 2 nguyên tử N liên kết với nhau bằng liên kết ba bền vững.
+ TCHH: có tính oxi hoá và tính khử. Nitơ tác dụng với hidro, oxi, một số kim loại ($Na$, $Li$, $Ca$,...)
+ TCVL: chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, không cháy, tan kém trong nước.
+ Điều chế: trong công nghiệp điều chế từ không khí (phương pháp chưng cất phân đoạn không khí lỏng); trong phòng thí nghiệm điều chế bằng cách nhiệt phân $NH_4NO_2$ hoặc đun hỗn hợp dd $NaNO_2+NH_4Cl$.
+ Ứng dụng: điều chế amoniac, làm môi trường trơ, bảo quản thực phẩm bằng nitơ lỏng,...
- Amoniac:
+ Cấu tạo phân tử: 1 nguyên tử N tạo 3 liên kết đơn với 3 nguyên tử H. Nitơ lai hoá $sp^3$, phân tử dạng chóp, không đối xứng.
+ TCHH: có tính bazơ yếu và tính khử. Dung dịch amoniac có tính chất của dd kiềm yếu. Amoniac khử được oxi, oxit kim loại, clo,...
+ TCVL: chất khí không màu, mùi khai, độc, nhẹ hơn không khí, cháy được trong không khí, tan tốt trong nước.
+ Điều chế: trong công nghiệp, điều chế từ tổng hợp nitơ + hidro trong bình kín, áp suất cao, nhiệt độ cao., xúc tác Fe; trong phòng thí nghiệm, đun hh $Ca(OH)_2+NH_4Cl$ rắn.
+ Ứng dụng: điều chế phân đạm, axit nitric,...
Hóa học, một nhánh của khoa học tự nhiên, là ngành nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất, và sự thay đổi của vật chất.Hóa học nói về các nguyên tố, hợp chất, nguyên tử, phân tử, và các phản ứng hóa học xảy ra giữa những thành phần đó.Hóa học đôi khi được gọi là "khoa học trung tâm" vì nó là cầu nối các ngành khoa học tự nhiên khác như vật lý học, địa chất học và sinh học.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK