Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phân tích 8 câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu...

Phân tích 8 câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Trả lời đúng ý tôi cho câu trả lời hay nhất câu hỏi 1348263 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích 8 câu thơ cuối bài "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Trả lời đúng ý tôi cho câu trả lời hay nhất

Lời giải 1 :

Giải thích các bước giải:

Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tên tuổi của ông gắn liền với kiệt tác thơ Nôm" Truyện Kiều". Đây là đỉnh cao của nền văn học dân tộc với những thành công lẫn cả nội dung và nghệ thuật. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" nằm ở phần hai "Gia biến và lưu lạc". Đoạn trích nói lên tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều trước lầu Ngưng Bích. Trong đoạn trích có rất nhiều câu thơ hay, nhưng tiêu biểu nhất là tám câu thơ cuối:

                                Buồn trông cửa bể chiều hôm,

                       Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

                                Buồn trông ngọn nước mới sa,

                       Hoa trôi man mác biết là về đâu ? 

                                Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

                       Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

                                Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

                       Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Nếu như những câu thơ trước nói về nỗi nhớ cha mẹ, người yêu thể hiện lòng hiếu thảo, chung thủy của Kiều thì tám câu thơ cuối nói lên tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi phải sống ở lầu Ngưng Bích. Đây có thể coi là bức tranh tứ bình đặc sắc mang đầy tâm trạng cô đơn của Kiều trong những tháng ngày sống xa quê hương, gia đình.

                                 Buồn trông cửa bề chiều hôm,

                         Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

Không gian xa xôi hưu quạnh càng làm rõ hơn thân phận nhỏ bé cô đơn của Kiều. Không gian ấy xuất hiện cùng lúc với thời gian chiều hôm gợi nỗi nhớ về quê hương gia đình của người con gái xa xứ. Sự xuất hiện mờ ảo của cánh buồm nơi xa xa gợi cảm giác cô đơn cho con người.

Không tìm thấy sự sẻ chia từ nơi cửa biển xa xăm, Kiều hướng tầm mắt về " ngọn nước" gần mình hơn

                                 Buồn trông ngọn nước mới sa,

                         Hoa trôi man mác biết là về đâu ? 

Giữa dòng nước cánh hoa trôi man mác như gọi nhắc thân phận chìm nổi lênh đênh vô định của Kiều. Câu hỏi tu từ như xoáy vào tâm hồn người đọc. Hai tiếng " về đâu" ở cuối câu thơ với thanh không tạo cảm giác cô đơn, vô định. Tìm đến với thiên nhiên mong sao vơi bớt nỗi sầu chất chứa trong lòng. Nhưng càng nhìn cảnh,tâm trạng của Kiều lại càng rối bời

Dường như nước gợi lên sự lạnh lẽo bất định, chảy trôi nên Kiều tìm về với bờ cỏ xanh với mặt đất.

                                 Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

                         Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Cỏ cũng mang một tâm trạng buồn thương của người nên rầu rầu. Đâu còn thảm cỏ non xanh tươi mơn mởn trải dài trải rộng đến tận chân trời trông buổi lễ du xuân năm đó, mà hiện tại là thảm cỏ với một màu nhạt nhòa, héo úa, không còn nhựa sống. Nỗi buồn của người pha vào cảnh vật. Sự vắng lặng bao trùm lên cảnh vật càng tô đậm tiếng lòng thổn thức của người. Trong cảnh Kiều cảm thấy một tiếng vọng của sự sống con người nhưng đáp lại là tiếng gào thét dữ dội của thiên nhiên

                                 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

                         Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Hình ảnh những đợt song cuộn lên trào tới xô đẩy cùng với tiếng rít gào của gió vang lên nghe thật hãi hùng. Nỗi buồn, sự sợ hãi đã đưa Kiều vào tâm trạng não nề, hoảng hốt như thể bị bao vây.

Cả tám câu thơ đều xoay tròn trong nỗi sợ hãi của Kiều với phép điệp ngữ liên hoàn " buồn trông" xuất hiện ở đầu các câu lục tạo một nỗi buồn cứ mênh mang, dàng trải chưa lúc nào ngơi.

Bằng việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, điệp từ " buồn trông", từ láy độc đáo tác giả đã miêu tả tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Kiều khi phải sống ở lầu Ngưng Bích. Qua đoạn trích, ta có thể tôn vinh Nguyễn Du đã đạt đến trình độ bậc thầy của nền văn học trung đại Việt Nam.

Cho mình câu trả lời hay nhất+5 sao+1 cảm ơn nha

Chúc cậu học tốt!!!

Thảo luận

-- bạn ơi
-- cho mình hay nhất ạ
-- Mình cho rồi

Lời giải 2 :

Ưm...

image
image
image
image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK