NẾU KHÔNG THẤY THÙNG RÁC, HÃY MANG RÁC VỀ NHÀ”
Tuần trước lúc ghé qua trường Quốc Học Huế, mình thấy trong khuôn viên trường có rất nhiều thùng phân loại rác. Mình thấy hứng khởi lắm, hay quá, nếu mà các em được giáo dục từ trong ghế nhà trường thì tốt biết mấy. Hơi tò mò một chút nên mình thử mở các thùng rác ấy xem các bạn ấy có làm tốt việc phân loại không thì lại thấy rác nào cũng để như nhau, hầu như là rác nhựa một lần. Đang nghĩ hơi buồn buồn vì chương trình phát động chưa tới, làm vậy mà không có hành động thật thì cô bé đi với mình (vốn cũng là học sinh Quốc Học) bảo: Cái này cũng không đánh giá được học sinh bình thường có phân loại đúng không, vì hiện giờ cũng là mùa hè, khách du lịch đến đông, cả người ngoài vào bơi nữa.
Tạm gác qua câu trả lời liệu các em đến bao giờ sẽ phân loại đúng, lúc về nhà, xem lại ảnh, mình quan tâm đến hay câu hỏi khác:
- Liệu ngôn ngữ được viết trên thùng có đủ dễ hiểu, đủ hiểu rõ và tạo động lực cho các em chưa?
- Liệu có chương trình hay khoá huấn luyện cho các em hiểu chưa.
Nhìn qua thì mọi người thấy trên các thùng rác có những hình vẽ khá dễ hiểu, nhưng nếu mình là một trong số các bạn học sinh, mình sẽ đặt thêm một số câu hỏi ví dụ: những rác này phân loại xong sẽ đi đâu? Tại sao mình cần phân loại.
Lần trước, mình có nói chuyện với một anh bạn (vốn là một trong những người đã tạo nên thùng phân loại rác đơn giản trong Thành phố tại Nhà Cỏ viral cộng đồng mạng một thời), anh bảo: Tụi anh cũng mất rất nhiều thời gian để suy nghĩ câu chữ viết trên các thùng rác sao cho dễ hiểu nhất, giúp cho mọi người không mất thời gian và thấy nản khi đứng trước thùng rác mà phân loại.
Ví dụ, đối với rác chai nhựa hoặc lon, anh viết trên: Rác để các cô chú ve chai thu gom, có thể tái chế được.
Mình tự hiểu trong các ngôn ngữ viết trên băng rôn tuyên truyền, các thùng phân loại hoặc khẩu ngữ cần rất nhiều người tài để làm sao dễ hiểu, thu hút mà không bị sáo rỗng. Nói thật, bây giờ mà ra đường đọc các băng rôn như: Cùng nhau bảo vệ mái nhà chung của chúng ta thì mình thấy thà đừng in đỡ tốn năng lượng còn hơn.
Nên mình có lần rất ấn tượng với cái băng rôn treo gần khu vực cầu Sơn, Bình Thạnh (TP HCM) ghi rằng: “Nếu không thấy thùng rác, hãy mang rác về nhà”. Mình nghĩ câu này cũng hay hay, ví như người ta ghi: “Xin đừng bỏ rác tại đây” hoặc “Vui lòng giữ gìn vệ sinh chung” thì câu kia nghe nó lạ tai mà chỉ ra hành động nên làm. Ra đường, nhiều người nghĩ gần đây không có thùng rác nên cứ bỏ đại đó, rồi sẽ có người nhặt và thu gom giúp mình thì thật tai hại.
Mình còn nhớ hôm ở Thạnh An, lúc mình gặp một anh sắp làm dự án ở đây, mình bảo: Không biết ở Thạnh An có thiếu thùng rác không nữa? Anh bảo: Không phải trên đảo thiếu thùng rác đâu em, là do người ta chẳng chịu bỏ rác vào thùng đó. À, giống như người ta ngồi ăn gần một cái bãi rác thì ngại gì quăng thêm một cái rác nữa…
Nếu mà có ai đó làm thêm biển ở Thạnh An, chắc đừng viết: Hãy giữ đảo sạch xanh nữa mà thử câu nghe nhói nhói hơn, như là: Nếu bạn không tự quăng rác được vào thùng, hãy mang rác về nhà bạn.
tiếng mở nắy thùng:........... tiếng đóng nắp thùng:.............
vỏ chuối: aaaaa
bọc nilong: chào mừng tới thùng rác
giấy:sao bạn lại vào đây
vỏ chuối:người ta ăn hết mình rồi lại vứt mình vào đây, thật bất công
đồ ăn thừa: cuộc sống mà:(
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK