Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Phần I. Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau và...

Phần I. Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: TRƯỜNG HỌC ĐẶC BIỆT Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng, trường học t

Câu hỏi :

Phần I. Đọc hiểu Đọc thầm bài văn sau và trả lời câu hỏi: TRƯỜNG HỌC ĐẶC BIỆT Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng, trường học tiếp xúc với thiên nhiên thu hút hàng chục ngàn “ học viên ” mỗi năm. Vào mùa hè, ngôi trường này có rất đông các bạn trẻ và cả người lớn tới đăng kí làm “ học sinh ” . Mỗi khóa học được tổ chức tại đây có thể kéo dài hai , ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào nhu cầu của từng nhóm học sinh. Các hoạt động trong ngôi trương này đều hướng đến một mục đích – Đó là tạo ra những cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên. Được bao bọc bởi núi rừng ngút ngát, mái nhà lại được trồng cỏ nên nhìn từ xa, thật khó có thể phân biệt được đâu là trường học và đâu là màu xanh của lá rừng. Bên trong “ ngôi nhà thiên nhiên” ấy có một hệ thống dẫn khí mát từ rừng vào để giảm nhiệt cho ngôi nhà thay vì sử dụng máy điều hòa. Năng lượng điện sử dụng cho việc thắp sáng bên trong cũng được tận dụng từ thiên nhiên : Năng lượng gió! “ Nội thất” của ngôi trường không hề “ lạc điệu ” so với cái tên. Các bạn hãy nhìn mà xem, trên nền nhà bằng gỗ có in vô số những bàn chân của những sinh vật sống trong rừng. Thùng thư bằng lá cây đan một cách khéo léo và giá để đồ mi-ni lại mô phỏng những chiếc tổ chim ngộ nghĩnh. Bốn mặt tiếp xúc của ngôi trường với đồi núi và cây rừng được làm bằng kính trong suốt nên có thể cây cối , chim muông ở thật gần. Không chỉ chiêm ngưỡng và thưởng thức , ngôi trường này cũng có thể giúp bạn trở thành một nhà nghiên cứu nhỏ tuổi hay chỉ đơn giản là một “ người bạn ” gần gũi với thiên nhiên. Đã có rất nhiều đoàn học sinh đễn đây và tổ chức các hoạt động trải nghiệm : Tham gia lớp học gọi chim, lớp học khinh khí cầu, chăm sóc rừng, chăn nuôi gia súc, nghiên cứu về hồ, nước ngầm, thảm thực vật, các động vật quý hiếm, thám hiểm núi lửa, hang động, … Tiếp xúc với thiên nhiên bằng mắt, bằng những bài học, bằng cả những giác quan và niềm say mê nghiên cứu…đó là điều đặc biệt thú vị mà ngôi trường đã , đang và sẽ mang đến cho các “ du khách học trò ”. Thảo Khuyên Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 và trả lời các câu hỏi còn lại 1. Trường học được nhắc đến trong bài có vị trí đặc biệt như thế nào? A. Trường học nằm ở trên đỉnh núi Phú Sĩ hùng vĩ, nơi có cảnh đẹp thiên nhiên vô cùng thơ mộng. B. Trường học nằm ở một thị trấn nhỏ ngay cạnh núi Phú Sĩ, từ nơi đây có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh đẹp của ngọn núi. C. Trường học nằm ngay trên một gò nhỏ nằm giữa hồ Ta-nu-ki thơ mộng. D. Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng. 2. Mỗi khóa học của trường học này thường kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu? A. Một năm học. B. Dài hai , ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn, C. Khoảng từ một đến ba tháng. D. Một ngày học. 3. Mục đích chính của ngôi trường này là gì? A. Tổ chức cho học viên tham quan , dã ngoại. B. Tổ chức cho học viên tham dự trại hè. C. Tạo cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên. D. Tổ chức cho mọi người có cơ hội trò chuyện, tiếp xúc với nhau nhiều hơn, tạo tình thân ái giữa các thành viên trong lớp học. 4. Người ta làm mát ngôi nhà bằng cách nào? A. Lắp điều hòa nhiệt độ. B. Lắp hệ thống ống dẫn khí mát từ rừng vào. C. Lắp máy giảm nhiệt độ. D. Lắp hệ thống quạt điện 5. Năng lượng điện dùng trong trường học này lấy từ đâu? A. Từ thiên nhiên. B. Từ nhà máy thủy điện. C. Từ nhà máy nhiệt điện. D. Từ các cối xay gi 6.Cảm nhận của em về ngôi trường, trong câu có sử dụng hình ảnh so sánh. Phần II. Luyện từ và câu Bài 1: Chúng ta thường đến nơi nào trong các chuyến du lịch? Khoanh vào chữ cái trước ý phù hợp. a) Nơi có phong cảnh đẹp. b) Nơi dân cư đông đúc. c) Nơi có lịch sử văn hóa. d) Nơi có nhiều công trình kiến trúc đẹp. e) Nơi có nhiều cửa hàng bán hàng hóa đẹp và rẻ. g) Nơi có nhiều nhà máy, công xưởng. h) Nơi có nhiều phong tục hay thức ăn ngon. Bài 2: Những đề nghị nào sau đây là lịch sự? Khoanh vào chữ cái trước những lời đề nghị đó. a) Lan mở cửa ra đi! b) Lan mở giúp chị cái cửa! c) Lan mở cửa hộ chị với! d) Hồng cầm hộ tớ cái cặp về nhà có được không? e) Hồng cầm cái cặp này về nhà cho tớ! g) Hồng giúp tớ mang cái cặp này về nhà nhé! Bài 3: Viết cách nói phù hợp vào chỗ trống trong bảng sau: Nội dung yêu cầu đề nghị Cách nói phù hợp, lịch sự a) Hỏi bác hàng xóm địa chỉ nhà bạn Lan. …….…….…….………….………….…… …….…….………….………….………… b) Xin giúp bố (hoặc mẹ) bạn Lan cho nói chuyện điện thoại với Lan. …….…….…….………….………….…… …….…….………….………….………… c) Hỏi chú công an đường ra bến xe ô tô. …….…….…….………….………….…… …….…….………….………….…………

Lời giải 1 :

1. Trường học được nhắc đến trong bài có vị trí đặc biệt như thế nào?

A. Trường học nằm ở trên đỉnh núi Phú Sĩ hùng vĩ, nơi có cảnh đẹp thiên nhiên vô cùng thơ mộng.

B. Trường học nằm ở một thị trấn nhỏ ngay cạnh núi Phú Sĩ, từ nơi đây có thể ngắm nhìn toàn bộ cảnh đẹp của ngọn núi.

C. Trường học nằm ngay trên một gò nhỏ nằm giữa hồ Ta-nu-ki thơ mộng.

D. Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng.

Trong bài có câu :  Nằm ngay dưới chân núi Phú Sĩ hùng vĩ, bên bờ hồ Ta-nu-ki thơ mộng,

2. Mỗi khóa học của trường học này thường kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu?

A. Một năm học.

B. Dài hai , ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn,

C. Khoảng từ một đến ba tháng.

D. Một ngày học. 

Trong bài có câu : Mỗi khóa học được tổ chức tại đây có thể kéo dài hai , ba ngày, một tuần hoặc nhiều hơn

3. Mục đích chính của ngôi trường này là gì?

A. Tổ chức cho học viên tham quan , dã ngoại.

B. Tổ chức cho học viên tham dự trại hè.

C. Tạo cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn và trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên.

D. Tổ chức cho mọi người có cơ hội trò chuyện, tiếp xúc với nhau nhiều hơn, tạo tình thân ái giữa các thành viên trong lớp học.

Trong bài có câu :  Đó là tạo ra những cơ hội cho mọi người được tiếp xúc nhiều hơn, trải nghiệm nhiều hơn với thiên nhiên.

4. Người ta làm mát ngôi nhà bằng cách nào?

A. Lắp điều hòa nhiệt độ.

B. Lắp hệ thống ống dẫn khí mát từ rừng vào.

C. Lắp máy giảm nhiệt độ.

D. Lắp hệ thống quạt điện

Trong bài có câu : Bên trong “ ngôi nhà thiên nhiên” ấy có một hệ thống dẫn khí mát từ rừng vào để giảm nhiệt cho ngôi nhà thay vì sử dụng máy điều hòa.

5. Năng lượng điện dùng trong trường học này lấy từ đâu?

A. Từ thiên nhiên.

B. Từ nhà máy thủy điện.

C. Từ nhà máy nhiệt điện.

D. Từ các cối xay gió

Trong bài có câu : Năng lượng gió!

6.Cảm nhận của em về ngôi trường, trong câu có sử dụng hình ảnh so sánh

Ngôi trường của em là một ngôi trường rất đẹp .Ngôi trường nhìn từ xa như một tòa lâu đài tráng lệ , đẹp đẽ  . trên đường đi vào trường , chúng ta có thể thấy những hàng cây xanh râm mát , những khóm hoa đẹp , rực rỡ , muôn màu muôn vẻ . Khi bước vào sân trường , ta sẽ thấy những bạn học sinh ngoan ngoãn , lễ phép cùng với các thầy cô giáo tận tình với học sinh . Ngôi trường đã gắn bó với em 3 năm rồi nên em rất yêu ngôi trường của em

Phần II. Luyện từ và câu

Bài 1: Chúng ta thường đến nơi nào trong các chuyến du lịch? Khoanh vào chữ cái trước ý phù hợp. a) Nơi có phong cảnh đẹp.

b) Nơi dân cư đông đúc.

c) Nơi có lịch sử văn hóa.

d) Nơi có nhiều công trình kiến trúc đẹp.

e) Nơi có nhiều cửa hàng bán hàng hóa đẹp và rẻ.

g) Nơi có nhiều nhà máy, công xưởng.

h) Nơi có nhiều phong tục hay thức ăn ngon.

Bài 2: Những đề nghị nào sau đây là lịch sự? Khoanh vào chữ cái trước những lời đề nghị đó.

a) Lan mở cửa ra đi!

b) Lan mở giúp chị cái cửa!

c) Lan mở cửa hộ chị với!

d) Hồng cầm hộ tớ cái cặp về nhà có được không?

e) Hồng cầm cái cặp này về nhà cho tớ!

g) Hồng giúp tớ mang cái cặp này về nhà nhé!

Bài 3 : 

a) Hỏi bác hàng xóm địa chỉ nhà bạn Lan.

`->` Bác ơi , bác có biết nhà bạn Lan ở đâu không vậy ạ ?

b) Xin giúp bố (hoặc mẹ) bạn Lan cho nói chuyện điện thoại với Lan.

`->` Bác cho cháu nói chuyện với bạn Lan một lát ạ .

c) Hỏi chú công an đường ra bến xe ô tô.

`-> ` Chú ơi , chú có thể chỉ cho cháu đường ra bến xe ô tô được không ạ ? 

Thảo luận

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK