Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 ĐỀ 1: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ...

ĐỀ 1: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đ

Câu hỏi :

ĐỀ 1: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.” Câu hỏi 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Qua việc đọc, hiểu văn bản của đoạn trích trên, em cảm nhận được điều gì về nội dung, nghệ thuật của văn bản đó? Câu 3: Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào? Câu 4: Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích trên? Phép liệt kê được thực hiện theo cách nào? ĐỀ 2: Cho đoạn văn: "Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà trưng, Bà Triệu, trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng." (Ngữ văn 7 - tập 2 ) - Nêu phương thức biểu đạt? - Nêu các biện pháp nghệ thuật? Tác dụng? - Nêu nội dụng đoạn trên

Lời giải 1 :

Câu hỏi 1 :

+ Đoạn văn trên được trích từ văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ của tác giả Hồ Chí Minh .

+ Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn là : Nghị luận .

Câu hỏi 2 :

Bằng cách đọc hiểu đoạn trích, chúng ta đã thấy rõ được một lời ca ngợi vô cùng hào hùng , một lời kêu gọi nhân dân nồng nàn để cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc. Hình ảnh được nhắc đến trong đoạn văn thì đặc sắc, cách kết hợp biện phát từ từ chọn lọc của tác giả đã khiến cho bài văn trở nên vô cùng sinh động. Qua đó cũng gợi cho ta thấy “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta “ là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

Câu hỏi 3 : Các câu rút gọn thành phần chủ ngữ có trong đoạn văn trên là :

+ Có khi được trình bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Nhưng cũng có khi ta cất giấu kín đáo trong rương trong hòm.

+ Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công cuộc khác chiến.

Câu hỏi 4 :

+ Phép liệt kê : “ Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công cuộc khác chiến. “ được thực hiện theo cách : Tăng tiến .

ĐỀ 2 :

+ Phương thức biểu đạt của đoạn trích : Nghị luận

+ Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích là biện pháp tu từ Liệt kê ra tên các nhân vật anh hùng trong lịch sử.

+ Nội dung của đoạn trích trên là :

Nhắc nhở chúng ta luôn luôn phải ghi nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc vì họ đã dũng cảm đấu tranh giữ nước, thể hiện 1 tinh thần yêu nước nồng hậu.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK