Đáp án:
Giải thích các bước giải:
CÂU 1 :
*Kĩ thuật gen là các thao tác động lên ADN để chuyển một đoạn ADN mang 1 hoặc 1 cụm gen từ tế bào này sang tế bào khác nhờ thể truyền
*Quy trình : 3 bước
-Bước 1 : Tạo ADN tái tổ hợp
$+)$ tách gen cần chuyển ra khỏi tế bào cho và tách thể truyền (thường là plasmit)
$+)$ cắt ADN plasmit và ADN tế bào cho = enzim cắt giới hạn Restriraza và tạo đầu dính
$+)$trộn ADN tế bào cho và ADN plasmit cắt hở để các đầu dính bắt cặp bổ sung nhau
$+)$dùng enzim nối ligaza tạo liên kết photphodieste làm liền mạch ADN tạo ADN tái tổ hợp
-Bước 2 : đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận (có 2 cách)
$+)$ biến nạp : dùng muối $CaCl_2$ hoặc xung điện làm giãn màng sinh chất để ADN tái tổ hợp chui vào
$+)$ tải nạp : khi thể truyền là thực quần thể (virut) khi xâm nhập vào tế bào vật chủ sẽ mang theo luôn ADN tái tổ hợp
-Bước 3 : Phân lập ADN tái tổ hợp
$+)$ dùng thể truyền có gen đánh dấu
CÂU 2:
-Có mối quan hệ cùng loài và khác giữa các sinh vật
1/.Quan hệ hỗ trợ: gồm 3 loại quan hệ
a) cộng sinh
-các loài cùng hợp tác chặt chẽ và tất cả đều tham gia cộng sinh đều có lợi
-ví dụ:
+)nấm , vi khuẩn và tảo đơn cùng cộng sinh trong địa y
+)vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
+)hải quỳ và cua cùng cộng sinh
b)hợp tác:
-hợp tác giữa 2 hay nhiều loài hoặc chính các thành viên trong loài với nhau và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi
( khác với cộng sinh qua hệ hợp tác không phải quan hệ chặt chẽ)
-ví dụ:
+)hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng
+)hợp tác giữa chim mỏ đỏ và linh dương
c) hội sinh
-hợp tác giữa 2 hay nhiều loài trong đó 1 loài có lợi loài kia không lợi cũng không hại
-ví dụ
+)hội sinh giữa phong lan bám trên thân gỗ
+)cá ép sống bám trên thân cá lớn
2/Quan hệ đối kháng
a) cạnh tranh
-hai hay nhiều loài tranh nhau thức ăn , chỗ ở ...quan hệ các loài đều bị ảnh hưởng , có loài bị ảnh hưởng bất lợi , có loài thắng thế hoặc cả hai cùng bị hại
-ví dụ:
+)thực vật cạnh tranh nhau ánh sáng và muối khoáng
+)cạnh trạng giữa cú và chồn vì chúng thường hoạt động vào ban đêm và dùng chuột làm thức ăn
b) kí sinh
-loài này sống nhờ trên cơ thể loài khác dùng loài đó làm thức ăn. Có hai loại kí sinh là kí sinh hoàn toàn và không hoàn toàn
-ví dụ
+)cây tầm gửi kí sinh trên cây gỗ
+)giun kí sinh trên người
c)ức chế -cảm nhiễm
-1 loài vật trong quá trình sống vô tình gây hại đến loài khác
-ví dụ:
+)tảo giáp nở gây độc cho cá và tôm.., khi chim ăn cá tôm bị ngộ độc thì cũng sẽ bị ngộ độc
+)cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi khuẩn xung quanh
d)sinh vật này ăn sinh vật khác
-loài này sử dụng loài khác làm thức ăn
-ví dụ
+)bò ăn cỏ
+)hổ ăn thịt thỏ
+)cây nắp ấm bắt ruồi
Đáp án:
1 Kĩ thuật gen gồm 3 khâu :ADN của tế bào cho và phân từ ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ các enzim cắt chuyên biệt, ngay lập tức, ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền nhờ enzim nối. - Khâu 3 : Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.
2 + Quan hệ cùng loài: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh về thức ăn, nơi ở… + Quan hệ khác loài: quan hệ hỗ trợ (cộng sinh, hội sinh, hợp tác) và quan hệ đối kháng (cạnh tranh, sinh vật này ăn sinh vật khác, kí sinh, ức chế - cảm nhiễm).
Giải thích các bước giải:
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK