Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc...

Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhì

Câu hỏi :

Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.” Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã: “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái”. - Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế) * Gợi ý: - Cảm nhận được cảm giác mạnh mẽ, đột ngột cụ thể của người lái xe ngồi trong chiếc xe không kính. - Qua khung cửa xe không có kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài: - Điệp ngữ “nhìn thấy” kết hợp với các hình ảnh được liệt kê: “gió”, “con đường”, “sao trời”, “cánh chim” đã làm rõ những khó khăn mà người lính lái xe đang phải đối mặt khi làm nhiệm vụ, nhưng cũng mang lại cho họ cảm giác thích thú: “xoa mắt đắng”, “chạy thẳng vào tim”, “Như sa như ùa vào buồng lái” => Nghệ thuật nhân hóa: “xoa”, “chạy thẳng”, “sa”, “ùa’ khắc họa cảm giác rất cụ thể của người lính. - Qua các điệp ngữ “thấy” và “như”, khổ thơ cũng diễn tả một cách chính xác và gợi cảm tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra chiến trường. Người đọc cảm nhận được đoạn đường của xe chạy: khi thì là con đường chạy thẳng: “con đường chạy thẳng vào tim”, khi thì xe đang chạy ở lưng chừng núi, ở độ cao tiếp xúc với “sao trời”, với “cánh chim”. Người đọc cảm nhận được cung đường gập ghềnh, khúc khuỷu đầy khó khăn mà người lính lái xe phải vượt qua. - Qua cảm giác mạnh, đột ngột của người lính lái xe khi ngồi trong buồng lái, người đọc thấy được thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm và tâm hồn lạc quan, trẻ trung, yêu đời của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn qua hình ảnh: “...Sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái”

Lời giải 1 :

 Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính mang vẻ đẹp dũng cảm, hiên ngang, bất chấp mọi khó khăn gian khổ, nó được nhà thơ Phạm Tiến Duật khắc họa đậm nét cùng vơi chiếc xe không kính nổi bật lên trong toàn bài. Ngồi trong chiếc xe "bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi", người chiến sĩ tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, anh thấy "gió vào xoa mắt đắng", nhìn thấy con đường như chạy thẳng vào tim, rồi "sao trên trời",... đột ngột, bất ngờ "như sa như ùa vào buồng lái".Người chiến sĩ cảm nhận được một xúc cảm vô cùng chân thực, vô cùng sinh động, cảm nhận được cảm giác mạnh mẽ, đột ngột, cụ thể của người lái xe ngồi trong chiếc xe đã vỡ kính vì sự khốc liệt của chiến tranh. Điệp ngữ "nhìn thấy" kết hợp với các hình ảnh quen thuộc được liệt kê: "gió", "con đường", "sao trời", "cánh chim" vừa thực vừa thơ, là cái thi vị nảy sinh trên con đường bom rơi đạn nổ, làm rõ sự khó khăn khi đi trên tuyến đường Trường Sơn trắc trở. Dù vậy, họ không hề nản chí, sợ hãi trước gian nan, ngược lại còn có phần cảm thấy thích thú. Hiện thực thì khốc liệt, nhưng người chiến sĩ cảm nhận nó bằng một tâm hồn trẻ trung, lạc quan, ý chí kiên cường - một bản lĩnh phi thường. Qua các điệp ngữ "thấy" và "như", tác giả diễn diễn tả vô cùng chân thực và gợi cảm giác về tốc độ đang lao nhanh trên tuyến đường hiểm trở của những chiếc xe không kính. Người đọc cảm nhận được đoạn đường của xe chạy trong các câu thơ: khi thì là con đường chạy thẳng: "con đường chạy thẳng vào tim"; khi thì xe đang chạy ở lưng chừng núi, ở độ cao tưởng như có thể với tay chạm đến "sao trời", đến "cánh chim". Qua đó, đọc giả có thể dễ dàng tưởng tượng ra cung đường khi ấy những người chiến sĩ đang đi gập ghềnh, khúc khuỷu đầy khó khăn nguy hiểm đến mức nào. Hình ảnh chiếc xe "vết thương" chồng "vết thương", những "trái tim" trong xe với tâm hồn vững vàng, không ngại gian khổ, một lòng hướng về đất nước, tất cả đều làm cho khổ thơ thêm cuốn hút, làm xúc động người đọc.

Thảo luận

-- xin ctlhn
-- https://hoidap247.com/cau-hoi/4275378 - Giúp vs ạ;((

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK