Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Nhân vật trữ tình trở về thăm quê mà lại trở thành vị khách trên mảnh đất quê hương mình.
- Khác với Lý Bạch, xa quê nên nhìn cảnh nhớ quê, Hạ Tri Trương nhớ quê khi đang đứng trên mảnh đất quê hương.
Câu 2
- Hai câu đầu su dụng phép đối trong câu:
Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi, hương âm vô cải >< mấn mao tồi
Tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ >< lão: về già ; vô cải: không thay đổi >< tồi: chỉ sự thay đổi)
- Tác dụng: Thể hiện thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời, đồng thời khằng định hồn quê, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân.
Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Phương thức diễn đạt toàn bài là biểu cảm nhưng là biểu cảm gián tiếp vì thế xuất hiện cả yếu tố tự sự và miêu tả trong câu.
Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Sự khác nhau về giọng điệu:
+ Hai câu trên giọng điệu ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.
+ Hai câu dưới: Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:
- Chỉ có nhi đồng xuất hiện tại tác giả xa quê đã lâu, không còn ai thân thiết ra tiếp đón.
- Tiếng cười, câu hỏi thơ ngây của bọn trẻ khiến nhà thơ cảm giác bơ vơ, lạc lõng, ngậm ngùi khi trở về quê, làm khách trên quê hương mình
– Đề bài: Soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê ( Hồi hương ngẫu thư) của Hạ Tri Trương
Câu 1 :
Qua tiêu đề của bài thơ ta thấy được một nghịch lí ngậm ngùi tác giả bị gọi là khách ngay trên mảnh đất quê hương của mình trong ngày đầu tiên trở về. Còn trong bài Tĩnh dạ tứ được viết khi Lí Bạch xa quê hương và nhớ đến quê hương.
Câu 2 :
Hai câu đầu dùng phép đối trong câu :
– Đối trong cùng một câu hay còn gọi là tiểu đối.
– Đối về mặt từ loại, cú pháp, ý và lời.
– Đối nhưng hông cân về chữ.
Tác dụng của dùng phép đối :
– Thể hiện một lòng luôn hướng về quê hương ‘‘ trẻ đi, già trở lại nhà’’
– Dù thời gian có trôi nhanh tóc đã pha màu nhưng giọng quê hương vẫn không đổi thể hiện tình yêu quê hương da diết sống mãi trong lòng tác giả.
Câu 3 : Kẻ bảng và đánh dấu x vào ô hợp lí :
Phương thức biểu đạt
Tự sự
Miêu tả
Biểu cảm
Biểu cảm qua tự sự
Biểu cảm qua miêu tả
Câu 1
x
x
X
Câu 2
x
x
Câu 4 :
Hai câu thơ đầu có giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi của con người xa quê lâu ngày mới trở về.
Hai câu sau có giọng điệu hóm hỉnh nhưng có chút bi hài vì có sự hồn nhiên của trẻ thơ, bị gọi là khách đến chơi, cảm giác bơ vơ, lạc lõng trên chính quê hương của mình, không còn người thân thích, quen biết tác giả cảm thấy ngậm ngùi đau xót. Và chính sự hồn nhiên ngây thơ của lũ trẻ làm cho tác giả vừa vui vừa thấy buồn.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK