Trước và sau khi đê vỡ, tình cảnh của người dân trong Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn đều vô cùng khổ sở, bất hạnh. Trước khi đê vỡ, mưa lũ dâng cao, người dân nhọc nhằn. Thời gian gần 1 giờ đêm, là thời gian con người ngơi nghỉ nhưng tất cả họ đều không được ngơi nghỉ mà mệt mỏi chìm trong việc chống chọi với thế nước. Mọi người đều nỗ lực hết sức, mỗi người một việc để hộ đê: kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, “ nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khủy chân, người nào người nấy lướt thướt như chuột lột”… Liệt kê trong câu cho ta hiểu thêm về sự nhọc nhằn, vất vả của người dân nhằm hướng đến việc bảo vệ đê đến cùng. Nhưng rồi cuối cùng trong vô vàn người dân chống chọi với đê, không một ai có thể chông chọi với cơn lũ lớn. Đê vỡ, tình cảnh người dân tang thương, khổ sở vô cùng. Nhà cửa tan hoang, con người lâm vào túng quẫn. Họ tự cứu lấy chính mình nhưng chẳng thể thành công. Tình cảnh của người dân sao mà khổ cực, sao mà nhọc nhằn.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK